10 phát hiện khoa học đột phá 2009

10 phát hiện khoa học đột phá 2009

Loài người có thể không tiến hóa từ tinh tinh

Hình minh hoạ ngoại hình và dáng đi của “Ardi” được dựng lên dựa vào hoá thạch
Hình minh hoạ ngoại hình và dáng đi của “Ardi” được dựng lên dựa vào hoá thạch

Bộ xương hóa thạch – có tên Ardipithecus ramidus, gọi tắt là “Ardi” – được lắp ghép từ 125 mảnh xương được các nhà khoa học của ĐH California (Mỹ) phát hiện có niên đại 4,4 triệu năm và hình dáng của nó khác xa loài người và các động vật linh trưởng hiện đại.

Nhóm nghiên cứu cho rằng “Ardi” là một tổ tiên của loài người song hậu duệ lại không tiến hóa thành tinh tinh hay bất kỳ loài linh trưởng nào khác. “Ardi” có đầu giống động vật linh trưởng và các ngón chân đối diện nhau để có thể leo trèo dễ dàng. Nhưng bàn tay, cổ tay và xương chậu cho thấy dáng đi của Ardi giống người hiện đại, chứ không lom khom như tinh tinh hay khỉ đột.

Bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về gene người

Bí ẩn cứ được gỡ dần phục vụ cho nhân loại
Bí ẩn cứ được gỡ dần phục vụ cho nhân loại

Joseph Ecker - Giáo sư, Giám đốc Phòng thí nghiệm về Phân tích Gene thuộc Viện Nghiên cứu Sinh học Salk ở La Jolla, California, công bố công trình nghiên cứu da người và các tế bào gốc để cho ra đời tấm bản đồ chi tiết về biểu sinh người đầu tiên. Bằng cách so sánh với biểu sinh của các tế bào mang bệnh, các nhà khoa học có thể tìm ra những “khiếm khuyết” trong hệ biểu sinh, có thể dẫn đến bệnh ung thư và các loại bệnh khác.

Nghiên cứu cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn các mô hình ADN độc nhất trong các tế bào gốc - có khả năng trở thành các tế bào biệt hóa của các bộ phận khác nhau của cơ thể người.

Chữa mù màu bằng liệu pháp cấy gene

Khỉ sóc đang được kiểm tra màu trên máy tính
Khỉ sóc đang được kiểm tra màu trên máy tính

Các nhà khoa học thuộc Đại học ĐH Washington, Mỹ, lần đầu tiên điều trị thành công bệnh mù màu ở khỉ bằng phương pháp cấy gene. Kết quả này hứa hẹn sẽ mang lại hy vọng cho hàng triệu người bị tật mù màu và bệnh thái hóa điểm vàng ở mắt.

Công nghệ này có thể được áp dụng trong việc điều trị các bệnh về mắt do gene gây ra, như thoái hóa điểm vàng (AMD) – những người bị bệnh này, thường gặp khó khăn trong việc đọc sách, lái xe,... Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể áp dụng cho những người bị mù liên quan tới bệnh đái tháo đường.

Robot tự tư duy

Adam đang tiến hành thí nghiệm...
Adam đang tiến hành thí nghiệm...

Robot Adam được các nhà khoa học ở Đại học Aberystwyth, Anh quốc chế tạo. Adam là một siêu máy tính với kích cỡ của một chiếc xe tải. Mẫu rô bốt biết tư duy đầu tiên có giá 1 triệu USD. Rô bốt được trang bị các cánh tay máy để thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học vốn chỉ do con người thực hiện. Robot có thể tiến hành liên tục 1.000 thí nghiệm khoa học/ngày trong khoảng thời gian 5 ngày liên tiếp.

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu việc phát triển Eve, một rô bốt nghiên cứu khác hiện đại hơn Adam. Vai trò của Eve là xem xét tìm ra các loại thuốc mới có thể chữa những bệnh như sốt rét, giun sán và nhiều loại bệnh khác.

Gây giống cá ngừ trên mặt đất

Cá ngừ
 Cá ngừ

Trước tình hình cá ngừ ngày càng ít đi trên các đại dương, Clean Seas, một công ty ở Úc đã thử nuôi loài cá quý và ngon này trên đất liền và họ đã thành công. Các nhà khoa học tin rằng bằng cách này,”dân số”cá ngừ có thể tăng hơn 90% kể từ những năm 1950.

Phát hiện nước trên mặt trăng

Lần đầu tiên mặt trăng được chứng minh là có nước
Lần đầu tiên mặt trăng được chứng minh là có nước

Cơ quan Không gian Hoa Kỳ, NASA cho biết họ đã phát hiện thấy nước đáng kể ở trên mặt trăng. Phát hiện này mở ra một chương mới có thể cho phép thành lập một trạm không gian mặt trăng.

Phát hiện có nước trên mặt trăng được dựa vào những dữ liệu ban đầu thu thập được từ vệ tinh đặc biệt được cho đâm vào mặt trăng hồi ngày 9 tháng 10 vừa qua. NASA sử dụng một tên lửa để tạo ra một lỗ rộng hơn 30 m trên bề mặt mặt trăng, sau đó, đã đo được 86 lít hơi nước và băng. Một số nhà khoa học cho rằng lượng nước trên mặt trăng đủ để duy trì sự sống cho một “tập đoàn” các phi hành gia tương lai.

Chứng minh bổ đề toán học Langlands

Năm 1979 nhà toán học Mỹ gốc Canada Robert Langlands phát biểu một loạt giả thuyết, mà nếu chứng minh được chúng thì con người gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại: số học, đại số và giải tích. Công trình của Langlands nổi tiếng với tên gọi “Chương trình Langlands”. Suốt 30 năm qua, Chương trình Langlands thu hút sự quan tâm của những nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới.

Sau gần 30 năm, Ngô Bảo Châu, giáo sư toán học Việt Nam, đang làm việc tại ĐH Paris-Sud (Pháp) và Viện Nghiên cứu cao cấp tại Princeton (IAS, Mỹ), đã đưa ra công trình nghiên cứu bổ đề cơ bản cho nhóm unita, công thức vết, một trong những “kỹ thuật” quan trọng nhất để “công phá” các giả thiết chính trong chương trình Langlands.

Công trình chứng minh “Bổ đề cơ bản” thực sự là một thành tựu kiệt xuất, một vinh dự lớn lao của khoa học Việt Nam. Với phát minh này, Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên được mời làm Báo cáo viên toàn thể tại Đại hội Toán học Thế giới năm 2010 sẽ diễn ra tại Hyderabad, Ấn Độ (4 năm/lần) cho những người dưới 40 tuổi. Và tại Hyderabad, Ngô Bảo Châu sẽ là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho Giải thưởng Fields -giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới (tương đương với giải Nobel trong một số ngành khác).

Phép truyền thông lượng tử

Các nhà khoa học tại Viện Lượng tử thuộc ĐH Maryland đã di chuyển thành công dữ liệu từ một vi xử lý tới một vi xử lý khác trong một hộp chứa cách đó một mét.

Đây được xem là một dấu ấn trong lĩnh vực về trí thông minh của con người, được gọi là quá trình xử lý thông tin định lượng, tuy không hấp dẫn bằng phép dịch chuyển cơ thể người. Công trình này mở ra cơ hội sáng chế ra các loại máy tính “siêu nhanh”.

Tái khởi động máy gia tốc hạt nhân lớn nhất thế giới

Cộng đồng khoa học hy vọng máy gia tốc hạt nhân lớn LHC sẽ tiếp tục vèn màn bí ẩn của vũ trụ
Cộng đồng khoa học hy vọng máy gia tốc hạt nhân lớn LHC sẽ tiếp tục vén màn bí ẩn của vũ trụ

Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) đã tái khởi động máy gia tốc hạt nhân lớn nhất thế giới (LHC) đặt tại vùng biên giới Pháp - Thụy Sĩ vào tháng 11/2009 với công suất 3,5 nghìn tỉ electron volts, đáp ứng nguyện vọng của giới khoa học mong muốn đẩy mạnh thí nghiệm khám phá các bí mật vũ trụ.

CERN đã tu bổ máy gia tốc hạt này kể từ vụ hư hại năm 2008 do trục trặc tại ổ nối điện giữa các đoạn siêu cáp dẫn của máy dẫn đến hệ thống làm lạnh ngưng hoạt động. Sự cố này đã tiêu tốn hết 37 triệu USD từ ngân quỹ của 20 nước thành viên CERN.

Cộng đồng khoa học hi vọng máy gia tốc hạt nhân lớn LHC sẽ tiếp tục vén màn bí ẩn của vũ trụ

Phát hiện ngôi sao giống mặt trời

Ngày 4/12, nhóm các nhà khoa học Mỹ, Canada, Đức và Nhật Bản đã chụp được hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một hành tinh giống như Trái đất đang quay quanh một hành tinh khác giống Mặt Trời trong dải Ngân Hà. Các nhà thiên văn quốc tế xác định, hành tinh giống như Trái Đất cách chúng ta 50 năm ánh sáng và cách ngôi sao mà nó quay quanh gấp khoảng 29 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, đồng thời có lượng vật chất lớn hơn sao Mộc khoảng 10-40 lần.

Alan Boss, nhà thiên văn thuộc Viện Khoa học Carnegie của Mỹ nhấn mạnh, trên thực tế phát hiện này nhắc nhở các nhà thiên văn thế giới rằng tri thức khoa học thiên văn hiện đại vẫn biết rất ít về các hành tinh khí khổng lồ và các ngôi sao lùn nâu quay quanh các ngôi sao của chúng.

Hoàng Hiền Hạnh

(Theo Time)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.