10 năm CT đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam

10 năm CT đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: N.N
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: N.N

Được thành lập năm 1997 theo thoả thuận ký kết giữa hai chính phủ Pháp và Việt Nam, với sự tham gia của Tổ hợp các trường đại học lớn của Pháp, PFIEV cung cấp cho Việt Nam những kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo kỹ sư. Chương trình được triển khai tại các trường Đại học Bách khoa của Hà Nội, ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học xây dựng Hà Nội, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 1999.

Văn phòng Dự án PFIEV cho biết, từ năm 1999-2009, Chương trình PFIEV đã tuyển 11 khóa với 3050 sinh viên. Sinh viên chương trình PFIEV sau khi tốt nghiệp được cấp đồng thời 2 bằng: bằng kỹ sư của Bộ GD&ĐT Việt Nam và bằng kữ sư của trường đối tác Pháp. Đến nay, đã có 1073 sinh viên nhận bằng kỹ sư, trong đó có 626 được nhận Addendum (mức cao nhất), đạt 58%; 219 nhận bằng chất lượng cao (mức thứ 2), chiếm 20%; 228 chỉ nhận bằng đại học của trường (22%).

Sau khi tốt nghiệp, 60% số sinh viên này đã có việc làm tại các doanh nghiệp, trong đó 27% trong số này làm việc cho các công ty quốc tế; 24% tiếp tục học sau đại học; 4% trở thành giảng viên các ĐH, CĐ, cơ quan nghiên cứu…

Chương trình PFIEV đã trang bị và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, tài liệu, giáo trình, phương tiện giảng dạy của 4 trường ĐH thành viên. Đã có 120 giảng viên Việt Nam được đi bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp giảng dạy tại các trường ĐH Pháp. Hằng trăm lượt giáo sư, chuyên gia Pháp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn giảng viên, giảng chuyên đề, hội thảo, hướng dẫn sử dụng thiết bị, đánh giá sinh viên tốt nghiệp…

Tuy nhiên, chương trình này đến nay vẫn tồn tại một số hạn chế, trong đó có sự gắn kết chưa chặt chẽ giữa đào tạo – nghiên cứu khoa học (sáng chế, cải tiến công nghệ) và doanh nghiệp công nghiệp; kỹ năng thực hành, giao tiếp, làm việc tập thể của sinh viên trong môi trường công nghiệp chưa cao…

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã đưa ra giải pháp để phát triển chất lượng chương trình PFIEV, trong đó có việc thành lập các Hội đồng hoàn thiện cấp trường; duy trì chất lượng tuyển sinh, thi phân ngành học; đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo giảng dạy, đánh giá sinh viên tốt nghiệp; tăng số lượng sinh viên làm đồ án tốt nghiệp gắn với đề tài của doanh nghiệp; phát triển giao lưu trong nước và quốc tế cho sinh viên PFIEV; đẩy mạnh các hoạt động gặp gỡ giữa sinh viên với các doanh nghiệp và các hoạt động của cựu sinh viên PFIEV; huy động kinh phí cho đào tạo từ người học, từ xã hội, từ doanh nghiệp công nghiệp tuyển dụng kỹ sư, từ hợp đồng đào tạo, nghiên cứu cho doanh nghiệp…; đề nghị các trường đối tác Pháp tiếp tục hỗ trợ về tinh thần, vật chất, đào tạo giáo viên, trao đổi sinh viên…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Vũ Luận đã đánh giá cao hiệu quả và những đóng góp của Chương trình dự án PFIEV trong thời gian 10 năm vừa qua. Đồng thời, Thứ trưởng cũng chỉ đạo nên lưu ý đến tính bền vững, khả năng tiếp tục hoạt động tốt, sức lan tỏa của chương trình, nhất là sau khi thời gian dự án kết thúc (năm 2012)…

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.