10 loại thông báo khiến người dùng smartphone “phát điên”

Thỉnh thoảng người dùng smartphone lại “giật nảy mình” vì những thông báo mới, và đó đôi khi chỉ là thông báo mời chơi game của bạn bè Facebook, hay một game nào đó đang có khuyến mãi.

10 loại thông báo khiến người dùng smartphone “phát điên”

1. Facebook nhắc nhở bạn về ngày sinh nhật sắp tới của bạn bè

Thỉnh thoảng, Facebook sẽ “nhảy” ra một thông báo nói rằng “4 người bạn của bạn sinh nhật vào hôm nay”. Thông báo này khiến không ít người khó chịu, vì không phải tất cả bạn bè trên Facebook đều “là bạn” và người dùng quan tâm đến ngày sinh nhật của tất cả bạn bè trong danh sách.

2. Twitter thông báo về những gì hai “người bạn” đang bình luận hiên nay

3. Thông báo có mạng Wi-Fi, bạn có muốn kết nối không nếu bạn biết mật khẩu.

4. Google+ thông báo các bức ảnh đã sẵn sàng tải lên Google+

Bất kỳ khi nào bạn chụp ảnh bằng smartphone Android, chỉ 2 phút sau bạn sẽ nhận được thông báo rằng những bức ảnh của bạn đã sẵn sàng tải lên Google+.

5. Thông báo về “tin mới”, “tin nóng” nhưng lại về một sự kiện xa xôi, chẳng mấy liên quan đến bạn.

6. Cập nhật kết quả tỷ số trận đấu mà bạn đã biết “tỏng tòng tong”.

7. Bạn bè trên Facebook mời bạn chơi các loại game Candy Crush, FarmVille, Zoo Mafia, Penguin Wars…

8. “Bạn chưa chơi game này trong 6 ngày rồi. Hãy trở lại ngay”.

Thông báo này cũng gây bực bội không kém thông báo mời chơi game của bạn bè mà Facebook đưa ra.

9. “Sẽ có khuyến mãi trong Candy Coins trong 24 giờ tới”!

Lại một thông báo khó chịu liên quan đến game.

10. Có lẽ 9 thông báo trên đã là quá đủ để khiến người dùng smartphone “phát điên” lên. Bạn có cần thêm loại thông báo phiền phức thứ 10 nữa không?

Bạn có thể tắt tất cả các loại thông báo này bằng cách vào phần cài đặt (Settings) của các ứng dụng, nhưng nói thẳng ra, nhà sản xuất ứng dụng cần hiểu rõ hơn về nhu cầu này của người dùng. Với nhiều người, những loại thông báo này chỉ muốn xóa ngay sau khi xem.

Theo XHTT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.