Cua nhện Nhật Bản có chiều dài chân lớn nhất trong số động vật giáp xác. Độ mở rộng chân của một cá thể trưởng thành lên tới 4 m. Chúng sống ở vùng duyên hải phía nam đảo Honshu, từ vịnh Tokyo đến Kagoshima và một số vùng xa hơn. Những con cua khổng lồ nặng từ 15 đến 20 kg thường sống ở độ sâu khoảng 150 m đến 300 m dưới đáy biển.
Cá Mặt Trời đại dương (mola mola), sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, có khối lượng nặng nhất trong số những loài cá nhiều xương, khoảng 1,4 đến 1,7 tấn. Cơ thể của chúng hình bầu dục với chiều dài từ 3,5 đến 5,5m.
Cá oarfish, thường được nhắc đến như rắn hoặc rồng biển, là loài cá có xương dài nhất thế giới, với tổng chiều dài khoảng 8 m. Loài động vật này sống ở độ sâu 1.000 mét dưới biển. Hầu hết kiến thức chúng ta biết về chúng đến từ các mẫu vật trôi dạt vào bờ.
Bạch tuộc khổng lồ ở Thái Bình Dương là động vật thân mềm với những xúc tu khổng lồ. Chiều dài cơ thể của chúng có thể đạt 9,8 m.
Mực ống khổng lồ có chiều dài 13 m (con cái) hoặc 10 m (con đực). Chúng sống chủ yếu ở vùng nước sâu của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Cá nhám phơi nắng, tên khoa học Cetorhinus maximus, là một trong số các loài cá mập ăn sinh vật phù du dưới đại dương. Chúng có chiều dài cơ thể khoảng 12,5 m.
Cá mập voi có tổng chiều dài cơ thể khoảng 18,8 m. Chúng chủ yếu sống ở các vùng nước ấm và vùng biển nhiệt đới trên khắp thế giới. Cá mập voi có thể di chuyển quãng đường dài hàng nghìn km.
Cá nhà táng là loài lớn nhất trong phân bộ cá voi có răng. Cá thể dài nhất có chiều dài 24 m.
Cá voi xanh là động vật lớn nhất hành tinh với chiều dài lên đến 33 m. Thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du và giáp xác nhỏ.
Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất thế giới. Khi vươn dài xúc tu, sứa bờm sư tử có thể đạt chiều dài khoảng 36,5 m.