10 câu nói kinh điển của Gia Cát Lượng đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa

Những câu nói này của Gia Cát Lượng đến nay vẫn còn nguyên giá trị!

10 câu nói kinh điển của Gia Cát Lượng đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa

1. “Phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học”: Ý nói nếu “không học sẽ không mở rộng được cái tài, không có ý chí thì học sẽ không có thành quả”.

2. “Cúc cung tẫn tụy, tử nhi hậu dĩ”: Ý nói hết lòng tận tụy đến chết mới dừng. Người làm việc gì đó, trước hết cần phải có cái lễ nghĩa, làm việc tận tụy mới là điều đáng quý.

3. “Phu quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức, phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn”

Ý nói cái hành của người quân tử là lấy tĩnh lặng để tu thân, lấy cần kiệm để dưỡng đức, không đạm bạc thì chí không sáng, không tĩnh thì không thể nhìn xa được.

4.  “Phu chí đương tồn cao viễn”

Tạm dịch nghĩa, người đàn ông phải có ý chí cao xa, đặt ý chí ở nơi cao xa.

khong-minh

5. “Viễn lự giả an, vô lự giả nguy”

Tạm dịch nghĩa, người nhìn xa trộng rộng sẽ được bình an, người không biết lo nghĩ gì sẽ gặp nguy hiểm.

6. “Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ chí”

Muốn xem xét chí hướng của một người thì phải hỏi họ về điều phải trái đúng sai.

7. Lười nhác thì không thể tinh thâm, nóng nảy mạo hiểm thì không thể lý tính

(Nguyên văn: Đãi mạn tắc bất năng khai tinh, hiểm táo tắc bất năng lý tính).

Ai cũng có tài năng sở trường cá nhân, nhưng lại rất ít người phát triển tài năng sở trường của mình thành bậc lương tài rường cột quốc gia hay đóng góp xuất sắc cho nhân loại, cũng chỉ bởi “lười nhác”.

gia-cat-tien-sinh-1

8. Có việc văn ắt phải có phòng bị việc võ

(Nguyên văn: Hữu văn sự tất hữu võ bị).

Đây là thể hiển tầm nhìn của nhà chính trị, nhà quân sự. Bình yên là vô sự. Khi có việc, dù việc văn (ngoại giao) thì đều có nghĩa ẩn chứa mâu thuẫn, xung đột cần giải quyết, mà không giải quyết được thì biện pháp quân sự là không tránh khỏi.

Do đó, có việc văn thì ắt phải phòng bị việc võ. Trong lịch sử chiến tranh nhân loại, luôn luôn là “Tiên lễ hậu binh” (Lễ trước rồi sau đó đến hành động quân sự)

9. Bậc tướng giỏi, ắt có người học rộng tài trí làm tâm phúc, có người trầm tĩnh thận trọng cẩn mật làm tai mắt, có người dũng mãnh thiện chiến làm móng vuốt

(Nguyên văn: Thiện tướng giả, tất hữu bác văn đa trí giả vi phúc tâm, do trầm thẩm cẩn mật giả vi nhĩ mục, dũng hãn thiện địch giả vi trảo nha).

Bậc tướng giỏi, cho dù tài giỏi, mưu lược đến đâu cũng không thể thành công nếu không có sự trợ giúp của mưu sỹ học rộng tài cao, suy xét cẩn trọng tỉ mỉ, và những tỳ tướng dũng mãnh thiện chiến xông pha sa trường.

10. Phàm việc học, cần phải tĩnh, để thành tài, cần phải học, không học thì không lấy gì phát triển tài năng, không quyết chí thì không cách gì thành tựu việc học

(Nguyên văn: Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã, phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học).

Câu này Gia Cát Lượng cho chúng ta biết mối quan hệ nhân quả của tài năng. Để có tài năng thì phải học, để thành tựu việc học thì phải có ý chí và sự yên tĩnh nội tâm.

Câu nói này cũng là tổng kết quá trình quyết chí học tập, tu luyện thành tài của Gia Cát Lượng. Ông 9 năm quyết chí cần mẫn hàng ngày lên núi theo học một đạo sỹ, rồi 9 năm nữa ẩn cư ở Long Trung mài giũa tài năng.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ