Con bạn có thể dễ bị một hoặc nhiều những rối loạn thị lực dưới đây:
1. Tật khúc xạ
Điều này có nghĩa con bạn có vấn đề với thị lực. Các triệu chứng có thể gặp là nhìn mờ, nhìn vật thể và xem tivi ở khoảng cách rất gần vv…
Đôi khi, trẻ có thể không nhìn thấy những vật thể như đồ chơi nằm ngoài một khoảng cách nhất định và trong những trường hợp khác, trẻ có thể cố nheo mắt trong khi đọc hoặc tập trung vào vật gì đó. Cha mẹ cần nhận ra những dấu hiệu sớm này.
Nhớ là, ở trẻ, đau đầu và mỏi mắt sau khi đọc vừa phải có thể là dấu hiệu cần đeo kính.
2. Lác
Nhức đầu và mỏi mắt không chỉ là triệu chứng của tật khúc xạ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên sau khi đọc sách hoặc xem TV, đó cũng có thể là dấu hiệu của lác hoặc mất cân bằng các cơ của mắt. Việc khám mắt tỉ mỉ có thể phát hiện dễ dàng tình trạng này.
Dùng kính thích hợp, những bài tập đặc biệt cho tình trạng yếu cơ, đôi khi điều trị phẫu thuật có thể giúp cải thiện vấn đề.
3. Viêm kết mạc dị ứng
Dụi mắt, mắt đỏ và chảy nước mắt, dử mắt là dấu hiệu của dị ứng mắt, được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Mặc dù bệnh có thể xảy ra theo mùa hoặc xuất hiện quanh năm ở một số trẻ, nhưng có thể dễ dàng phát hiện tình trạng này nếu thấy trẻ thường xuyên dụi mắt cùng với dấu hiệu đỏ mắt và chảy nước mắt.
Thông thường, bệnh có biểu hiện sưng nhẹ ở mi mắt, đỏ mắt và tiết dịch nhẹ từ mắt. Đôi khi, có thể có sưng quanh giác mạc. Bệnh thường đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, song đôi khi cần điều trị kéo dài.
4. Dị ứng mắt
Mí mắt sưng, chảy nước mắt, tiết dịch, dính mi mắt và sợ ánh sáng (không thể nhìn thẳng vào ánh sáng) là dấu hiệu nhiễm trùng ở mắt và mi mắt.
Điều quan trọng cần nhớ là mặc dù trong dị ứng mắt dử mắt thường ít, nhưng nó có thể nặng lên nếu nhiễm trùng lan nhanh. Đôi khi nhiễm trùng mắt có thể gây sốt.
5. Sẹo giác mạc hoặc đục thủy tinh thể
Sự xuất hiện của một đốm trắng đục ở giác mạc có thể là sẹo giác mạc, hậu quả từ một nhiễm trùng, chấn thương hoặc bệnh mắt di truyền.
Tương tự, sự xuất hiện của đốm trắng đục trong mắt có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể. Những tình trạng bệnh này có thể khiến trẻ nhìn các vật thể ở xa bị mờ. Thậm chí có thể dẫn tới thiếu giao tiếp mắt và đáp lại cha mẹ.
Khi bệnh ở giai đoạn muộn cha mẹ có thể dễ nhìn thấy đốm trắng mờ. Ở một số trẻ, nếu chậm điều trị, bệnh có thể dẫn tới mỏi và giật nhãn cầu.
Sự xuất hiện đốm trắng ở 1 hoặc hai bên mắt ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể là do những vấn đề về phát triển võng mạc hoặc u nguyên bào võng mạc (một bệnh ung thư mắt chết nguồ).
Trong những trường hợp này, cha mẹ thường thấy “phản xạ mắt mèo” - một bóng trắng sáng trong mắt đặc biệt là dưới ánh sáng mờ. Do vậy, khi mắt trẻ xuất hiện đốm trắng, trẻ cần đi khám ngay.
6. Glôcôm bẩm sinh
Chảy nước mắt, sợ ánh sáng liên quan với tình trạng mờ ở phần trung tâm mắt hoặc nhãn cầu có màu hơi xanh có thể là dấu hiệu của bệnh glôcôm (tăng nhãn áp) bẩm sinh. Nếu được điều trị sớm, có thể ngăn ngừa giảm thị lực do tổn thương dây thần kinh thị giác.
7. Bạch tạng
Một làn da và mái tóc đặc biệt khác thường cùng với rung giật nhãn cầu có thể là dấu hiệu của bạch tạng, một tình trạng đặc trưng bởi thiếu các sắc tố tạo nên màu da, tóc và mắt. Những trẻ bị bệnh này cũng thường sợ ánh sáng và gặp khó khăn về thị lực.
8. Lác mắt
Trẻ bị lác, rung giật nhãn cầu hoặc có xu hướng nghiêng đầu về một bên có thể có rối loạn về chuyển động mắt. Những tình trạng này có thể báo hiệu một bệnh về mắt hoặc não tiềm ẩn. Lác mắt cũng có thể là biểu hiện cuối cùng của các tình trạng như đục thủy tinh thể, tật khúc xạ, nhược thị.
9. Sợ ánh sáng
Không thể mở mắt khi nhìn ánh đèn sáng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của bệnh glôcôm, nhiễm trùng mắt, bạch tạng và bệnh võng mạc. Kiểm tra sớm có thể giúp chẩn đoán những bệnh này và tối đa hóa thị lực của trẻ.
10. Bệnh mắt không cân đối
Tình trạng này có thể biểu hiện là sự khác biệt về kích thước nhãn cầu hoặc vị trí mi mắt. Sụp mi trên có thể là bẩm sinh hoặc xảy ra sau chấn thương mắt.
Có thể chỉnh sửa tình trạng này bằng một tiểu phẫu nhỏ, tuy nhiên, nếu không được điều trị bệnh có thể dẫn tới tật khúc xạ hoặc nhược thị.