1. Tăng cân không kiểm soát
Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của việc ăn quá nhiều đường vào cơ thể là làm tăng cân. Với rất nhiều đồ uống có đường và các sản phẩm khác, con người (đặc biệt là trẻ em) rất dễ bị chứng béo phì.
Ngoài ra, đường cũng có khả năng tăng ghrelin – hormone gây cảm giác đói. Vì vậy, bạn sẽ ăn nhiều hơn, chủ yếu là thực phẩm giàu carbohydrate dẫn đến sự tích tụ chất béo trong bụng. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.
2. Nguyên nhân của nhiều vấn đề về gan
Đường được tạo thành từ fructose và glucose, được chuyển hóa trong gan thành lipid. Do đó, quá nhiều đường có nghĩa là gan phải làm việc quá sức và sản xuất lipid thừa, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan.
Ngoài ra, ăn nhiều đường có thể làm tăng insulin trong cơ thể và dẫn đến sự tích tụ chất béo trong tế bào gan. Trên thực tế, nó có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gan, một số triệu chứng thông thường như mệt mỏi, buồn nôn và vàng da.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Hepatology, việc tiêu thụ đường thường xuyên làm tăng nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ, đặc biệt ở những người béo phì và thừa cân.
3. Nguyên nhân lo âu và trầm cảm
Quá nhiều đường cũng liên quan đến nguy cơ tâm lý bị kích thích, lo lắng và thậm chí trầm cảm.
Để hoạt động bình thường, não của bạn cần cung cấp một số chất như insulin và glucose. Tuy nhiên, khi bộ não bị cung cấp quá mức các chất này do ăn nhiều đường, nó sẽ dẫn đến tình trạng bồn chồn và lo lắng.
4. Nguyên nhân mất ngủ
Theo một nghiên cứu vào năm 2016, ăn nhiều đường, chất béo và lượng chất xơ thấp liên quan đến việc mất ngủ. Lượng đường tiêu thụ có thể gây tăng đường trong máu, dẫn đến tình trạng kiệt sức, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
5. Ảnh hưởng đến sức khỏe của não
Quá nhiều đường làm suy giảm chức năng của nhận thức, giảm protein trong cơ thể của bạn dẫn đến chứng hay quên.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Sinh lý học, chế độ ăn uống có lượng đường cao có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và học tập bằng cách làm chậm lại bộ não của bạn.
6. Nâng cao nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2
Quá nhiều đường dẫn tới tăng insulin trong máu của bạn, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 – căn bệnh của khoảng 300 triệu người trên thế giới.
Khi bạn ăn nhiều đường sẽ dẫn đến sự tích tụ các chất béo trong gan. Theo thời gian, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy, các tế bào beta trong tuyến tụy của bạn sẽ bị ảnh hưởng và mất khả năng sản xuất đủ insulin.
7. Ảnh hưởng tới tim mạch
Quá nhiều đường là không tốt cho sức khỏe của trái tim của bạn. Trên thực tế, nó có hại hơn chất béo vì đường gây tổn thương cho động mạch và tim, làm tăng nguy cơ bị đau tim và bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp.
Huyết áp cao làm tim và động mạch của bạn phải làm việc chăm chỉ hơn, tăng nguy cơ mắc các cơn đau tim, đột quỵ và một số vấn đề nghiêm trọng khác về động mạch vành.
8. Sức khỏe răng miệng kém
Ăn quá nhiều đường sẽ làm cho sức khỏe răng miệng kém. Có rất nhiều vi khuẩn trong miệng khi bạn ăn nhiều đường. Các vi khuẩn lấy fructose từ đường để tạo ra axit lactic, nó sẽ làm hỏng men răng cũng như gây ra các vấn đề về miệng như hôi miệng và sâu răng.
9. Tăng quá trình lão hóa da
Ăn nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến elastin và collagen, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra làn da mềm mại và mịn màng. Đường cũng có thể gây viêm da cơ thể, nếp nhăn, mụn và da lão hóa sớm.
Bên cạnh đó, ăn quá nhiều đường dẫn tới lượng đường trong máu cao, có thể làm giảm các chất chống oxy hóa bảo vệ da. Điều này sẽ làm cho da bạn dễ bị tổn thương do ánh nắng, một lý do quan trọng khác gây ra lão hóa da.
10. Làm cho hệ thống miễn dịch yếu hơn
Hấp thụ nhiều đường làm giảm hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng khác. Thậm chí, khi hệ thống miễn dịch yếu đi có thể nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư và một số bệnh khác đe dọa tính mạng.