Yếu tố quyết định hình thành phương pháp học tập tích cực

Yếu tố quyết định hình thành phương pháp học tập tích cực
 

(GD&TĐ) - Để có sự chỉ đạo đúng đắn và tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả đích thực, từ lãnh đạo đến mỗi giáo viên phải hiểu một cách sâu sắc, toàn diện mục đích “ Dạy tốt vì nguời học thế kỷ 21” - yếu tố quyết định hình thành được phương pháp học tích cực, độc lập, sáng tạo.

Trong thực tiễn, công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đổi mới “ Dạy tốt vì nguời học thế kỷ 21” đòi hỏi phải làm tốt hai vấn đề:

Thứ nhất, hoạt động giảng dạy giờ chính khóa của giáo viên phải mang tính tích cực phải đáp ứng các yêu cầu:

Trong thiết kế kế hoạch thể hiện được các hoạt động giảng dạy của giáo viên mang tính định hướng nhận thức, hoạt động học tập của học sinh mang tính chủ động; Trong tổ chức các hoạt động nhận thức giáo viên phải biết định hướng để học sinh tự phát hiện được vấn đề cần tìm hiểu, bằng hoạt động độc lập hay hoạt động hợp tác trong tìm tòi giải quyết vấn đề, học sinh tự phát hiện tri thức cần tìm hiểu;

Trong định hướng và điều chỉnh các hoạt động nhận thức của học sinh để chính xác hóa các khái niệm học tập, khi kết luận vấn đề nhận thức cần hướng đạo để học sinh tự kết luận vấn đề; Trong thiết kế và sử dụng phương tiện trực quan cho quá trình nhận thức tri thức mới hay quá trình rèn kỹ năng vận dụng, giáo viên phải có sự gia công phương tiện trực quan sinh động;

Các hoạt động nhận thức phải tạo những điều kiện tốt nhất để học sinh được rèn nhiều về kỹ năng tự học và kỹ năng vận dụng hiểu biết vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn mà nội dung học tập phản ánh.

Thứ hai, phải tạo được các hình thức thi đua tự học  qua các tiết học giáo dục ngoài giờ  lên lớp mang tính tích cực.

Cụ thể là: Hướng dẫn tự học và rèn kỹ năng vận dụng từng nội dung của bài học phải đặt ra yêu cầu ở từng mức độ cho từng loại đối tượng học sinh, tránh hướng dẫn chung chung; Các giáo viên trong  nhà trường phải có sự phối  kết hợp để tạo ra  nhóm tự học hợp tác ngoài giờ. Đồng thời phải tạo được yếu tố thi đua giữa các nhóm học tập trong tự học ngoài giờ; 

Nhà trường phải tạo được  sân chơi tự học ngoài giờ, hàng tuần mang tính thi đua rèn phương pháp tự học, rèn trí thông minh, sáng tạo, gắn bài học với thực tiễn; Tạo được những cuộc thi tìm hiểu về những lãnh vực khoa học bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để học sinh có cơ hội mở rộng tầm hiểu biết, rèn phương pháp làm việc của nhà khoa học trong tương lai;

Tạo được phong trào thi đua khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ quá trình tự học của cá nhân hay nhóm học sinh đối với học sinh toàn trường.

Để có sự chỉ đạo đúng đắn và tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả đích thực, từ lãnh đạo đến mỗi giáo viên phải hiểu một cách sâu sắc, toàn diện mục đích “ Dạy tốt vì nguời học thế kỷ 21” - yếu tố quyết định hình thành được phương pháp học tích cực, độc lập, sáng tạo.

Người chỉ đạo phải cùng với giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi nhất cho việc thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu.

Tạo được phong trào thi đua trong giáo viên việc rèn cho học sinh có phương pháp học tích cực, độc lập, sáng tạo kết hợp với phát động trong giáo viên toàn trường nghiên cứu và viết thành SKKN, để phổ biến cho toàn thể giáo viên nhà trường những SKKN hay.

Nguyễn Minh Đức

             (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đa Lộc - Huyện Ân Thi - Tỉnh Hưng Yên)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.