Yếu tố kiến thức thường gặp trong đề thi Văn vào lớp 10

GD&TĐ - Ngữ văn là một trong các môn thi bắt buộc của Kỳ thi tyển sinh vào lớp 10 THPT các tỉnh/thành trên cả nước. Điểm lại các yếu tố kiến thức thường gặp trong đề thi, giúp học sinh có hướng ôn tập hợp lý, hiệu quả.

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

Lưu ý chung

Theo cô Phạm Phương Chi, giáo viên Trường THCS Cát Linh (Đống Đa - Hà Nội), kinh nghiệm cho thấy, bên cạnh việc ôn tập kĩ các văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9, nhiều học sinh giành điểm khá giỏi môn Văn nhờ tích lũy kiến thức đời sống và vận dụng tốt các kĩ năng tạo lập văn bản.

Phần kiến thức yêu cầu của bài thi vào lớp 10 chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9, có thể có những nội dung liên hệ, so sánh, đối chiếu với các tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, giai đoạn,… trong các năm học trước.

Trong những ngày ôn thi nước rút, lưu ý đầu tiên là học sinh hãy đọc lại, đọc sâu từng văn bản văn học. Vừa đọc, các em vừa dùng bút nhấn dòng tô đậm các chi tiết đặc sắc để ghi nhớ dẫn chứng phục vụ cho việc phân tích. Một trong số những cách học hiệu quả là sử dụng hệ thống sơ đồ tư duy bài học để khắc sâu kiến thức.

Yếu tố kiến thức thường gặp trong đề thi

Nghiên cứu cấu trúc và nội dung kiến thức đề thi Văn vào lớp 10 THPT của nhiều tỉnh/thành, cô Phạm Phương Chi cho biết:

Đề thi thường có 2 phần: Phần khai thác văn bản đọc hiểu trong SGK và phần đọc hiểu ngữ liệu mở rộng toàn cấp và ngoài chương trình.

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

Nội dung câu hỏi thường xuất hiện trong đề thi:

- Nhận diện tên tác phẩm (0.5 điểm), tên tác giả (0.5 điểm), hoàn cảnh sáng tác (0.5 – 1.0 điểm), phương thức biểu đạt chính (0.5 điểm)

- Giải thích ý nghĩa từ ngữ (0.5 điểm), một hình ảnh, ý nghĩa nhan đề tác phẩm (1.0 điểm)

- Chỉ ra người kể chuyện, ngôi kể, tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể (1.0 điểm)

- Trình tự của mạch cảm xúc trong các tác phẩm thơ. (0.25 – 0.75 điểm)

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đã học (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh…) (1 điểm)

- Tìm những văn bản, chép các câu thơ có nét tương đồng (hình ảnh, hoàn cảnh sáng tác, hình tượng, chủ đề…) (0.5 – 1.0 điểm)

- Nêu tình huống truyện, tác dụng của tình huống truyện… (1.0 điểm)

- Nhận diện đối thoại – độc thoại – độc thoại nội tâm. (0.5 – 1.0 điểm)

- Lời dẫn trực tiếp – Lời dẫn gián tiếp. (0.5 – 1.0 điểm)

- Hoàn cảnh sống, làm việc… của nhân vật. (0.5 – 1.0 điểm)

- Vẻ đẹp của nhân vật (phẩm chất, tâm hồn…) (0.5 – 1.5 điểm)

- Ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh, câu nói…; lí giải được nguyên nhân dẫn đến những tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. (0.5 – 1.0 điểm)

- Xác định các kiểu câu, các thành phần biệt lập (phụ chú, cảm thán, tình thái, gọi – đáp), khởi ngữ… (0.5 – 1.0 điểm)

- Nhận diện các phép liên kết trong đoạn văn (0.5 điểm)

- Từ láy, từ ngữ phủ định, từ địa phương… (0.5 – 1.0 điểm)

- Đoạn văn nghị luận xã hội (1/2 – 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về những vấn đề gần gũi với cuộc sống hiện tại từ đó có những liên hệ cần thiết. (1.5 – 2.0 điểm)

- Đoạn văn nghị luận văn học (10 – 15 câu, theo các kiểu lập luận tổng - phân - hợp, diễn dịch, quy nạp, tích hợp các yêu cầu tiếng Việt: câu ghép, câu bị động, các phép liên kết câu, các thành phần biệt lập…) trình bày cảm nhận về một đoạn thơ (bài thơ) hoặc nhân vật trong tác phẩm văn xuôi… (3.5 – 4.0 điểm)

Nắm được những vấn đề cơ bản nêu trên ở mỗi văn bản đọc hiểu, các em sẽ chủ động hơn trong việc rà soát lại những kiến thức còn chưa vững.

5 bước để có bài thi Văn hoàn hảo

Bước 1: Đọc kỹ để hiểu đúng đề bài. Câu dễ làm trước. Không vội vàng, cẩu thả phần tiếng Việt.

Bước 2: Lập dàn ý sơ lược, xác định các nội dung chính trong bài nghị luận văn học.

Bước 3: Luôn tự hỏi và tìm cách trả lời các câu: ai, cái gì, vấn đề gì? Hiểu thế nào? Có cách hiểu khác không? Tại sao?

Bước 4: Viết bài, viết đoạn, thận trọng chọn từ, viết câu, chính tả. Chú ý đến dung lượng của đoạn văn và các yêu cầu tiếng Việt có trong đề bài.

Bước 5: Hoàn thiện bài và nộp bài.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.