Yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh gas

GD&TĐ - Ngày 10/1, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 389 đã ban hành công văn chỉ đạo số 01/BCDD369-VPTT gửi các địa phương trong cả nước “Về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh gas”.

Dù cơ quan chức năng nhiều lần kiểm tra, phát hiện và xử phạt, song tình trạng gian lần trong hoạt động kinh doanh gas vẫn tái diễn.
Dù cơ quan chức năng nhiều lần kiểm tra, phát hiện và xử phạt, song tình trạng gian lần trong hoạt động kinh doanh gas vẫn tái diễn.

Theo công văn chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389, thời gian qua, thị trường sản xuất kinh doanh mặt hàng gas trong cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật với các hành vi như:

Chiết nạp gas lậu, gas giả, kém chất lượng, chiếm giữ trái phép vỏ bình gas (LPG) của nhau; cắt tai, mài vỏ, sơn sửa lại nhãn mác, thương hiệu, chiếm đoạt, hủy hoại vỏ bình, gây thiệt hại kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh, có nguy cơ mất an toàn cháy nổ.

Tình trạng này đã được Hiệp hội gas Việt Nam phản ánh đến Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ, ngành liên quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng vi phạm pháp luật của một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh gas; cũng như những khó khăn, vướng mắc, chậm xử lý của các cơ quan chức năng địa phương.

Vì vậy, để bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và bảo vệ quyền lợi an toàn cho người tiêu dùng, Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị Trưởng ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung điều tra cơ bản, rà soát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng gas để có biện pháp quản lý theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ quan chức năng địa phương phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như: Chiết nạp gas lậu, gas giả, kém chất lượng, chiếm giữ, sơn sửa lại nhãn mác, thương hiệu vỏ bình gas...

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của gas giả, kém chất lượng; phát động toàn dân không bao che, tiếp tay và tham gia tố giác các hành vi vi phạm.

Các địa phương phải kịp thời tổng hợp tình hình, khó khăn, vướng mắc về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trước ngày 30/8/2018 để tổng hợp báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Trước đó, như VTC News nhiều lần phản ánh, trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã kiểm tra các cơ sở kinh doanh gas ở khu vực một số tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, TP Hà Nội..., trong đó phát hiện nhiều cơ sở đã chiết nạp gas lậu, gas giả, kém chất lượng, chiếm giữ, sơn sửa lại nhãn mác, thương hiệu vỏ bình gas...

Cơ quan chức năng đã lập biên bản, thu giữ tang vật và xử phạt đối với các hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh gas này.

Cụ thể, tại tỉnh Hải Dương, sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng đã chuyển hồ sơ vụ việc của Công ty Cổ phần Hải Dương Gas (có trụ sở tại huyện Kim Thành, Hải Dương) vì có dấu hiệu kinh doanh trái phép, hủy hoại tài sản cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương để xác minh, điều tra, làm rõ.

Công văn chỉ đạo số 01/BCDD369-VPTT gửi các địa phương trong cả nước “Về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh gas”.

Công văn chỉ đạo số 01/BCDD369-VPTT gửi các địa phương trong cả nước “Về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh gas”.

Tại Hòa Bình, cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra, xử phạt hành chính và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG 2 tháng đối với công ty TNHH Khí dầu mỏ hóa lỏng Phúc Khang (đặt tại xóm Mát, xã Dao Chủ, Hòa Bình) vì có hành vi gian lận trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và trong lĩnh vực Dầu khí, Kinh doanh xăng dầu.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh mặt hàng gas vẫn có những diễn biến phức tạp, tình trạng chiết nạp gas lậu, gas giả, kém chất lượng, chiếm giữ trái phép vỏ bình gas (LPG) của nhau; cắt tai, mài vỏ, sơn sửa lại nhãn mác, thương hiệu vẫn thường xuyên xảy ra.

Đại diện những doanh nghiệp kinh doanh gas chân chính cho biết họ đã bị thiệt hại nhiều tỷ đồng từ các hành vi gian lận trên của các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp của Hiệp hội Gas Việt Nam cũng kiến nghị cơ quan chức năng cần có chế tài xử phạt mạnh hơn bởi hình thức xử phạt hành chính hiện nay chưa đủ sức răn đe khiến tình trạng trên vẫn tái diễn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.