Đề cao an toàn cho trẻ
Tâm đắc với điều khoản bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, NGND Lưu Xuân Giới (tỉnh Quảng Ninh), cho rằng: Quy định xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm an toàn, dễ tiếp cận và công bằng đối với mọi trẻ em. Chú trọng tổ chức rà soát các tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích đã cho thấy sự quan tâm đầy đủ đến sự an toàn của trẻ trong quá trình nuôi dạy.
Việc thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN, phát hiện và xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, cũng là điều hết sức quan trọng và cần thiết thể hiện mối quan tâm đặc biệt này.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định Vũ Đức Thọ lại hết sức đồng tình với yêu cầu xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống bạo hành, xâm hại; phòng tránh trẻ bị thất lạc; phòng, chống cháy, nổ; ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai trong cơ sở GDMN; cũng như yêu cầu các biện pháp ứng phó và xử lí kịp thời khi xảy ra mất an toàn theo đúng quy trình, quy định của pháp luật đã thể hiện yêu cầu trách nhiệm cao.
Ông đặc biệt đồng tình với việc cần thiết phải xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở GDMN. Việc tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định và tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm thực hiện các yêu cầu, điều kiện và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt những điều này, chắc chắn trẻ sẽ được bảo vệ an toàn trong quá trình nuôi dạy. – Phó Giám đốc Vũ Đức Thọ tin tưởng.
Nâng cao năng lực chuyên môn
NGƯT Đặng Lộc Thọ - thành viên Tiểu ban GDMN, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực đánh giá cao điều khoản yêu cầu tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông; phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em; phòng chống đuối nước; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
NGƯT Đặng Lộc Thọ cho rằng, đối với các cơ sở GDMN, việc tập huấn kiến thức, kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra đối với trẻ em như: xử trí tai nạn thương tích; kỹ năng sơ cấp cứu; thảm họa thiên tai; dịch bệnh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên… là hết sức quan trọng. Cùng với đó là việc đề cao bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, phổ biến pháp luật có liên quan về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Ông Thọ cũng nhấn mạnh sự cần thiết trong việc phổ biến các quy định liên quan đến công tác bảo đảm an toàn cho trẻ em, phòng chống dịch bệnh và phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em tại các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề của cơ sở GDMN. Việc trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn giáo viên kiến thức, kỹ năng để bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong cơ sở GDMN.
Trách nhiệm kiểm tra, đánh giá
Nhiều nhà giáo dục đánh giá cao nội dung Thông tư yêu cầu cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá. Theo đó, trước khi bắt đầu năm học mới, cơ sở GDMN tổ chức rà soát, đánh giá các tiêu chí về an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định. Đối với những tiêu chí được đánh giá “chưa đạt”, có phương án xử trí, khắc phục kịp thời. Cuối năm học, cơ sở GDMN tổ chức tự đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo tiêu chuẩn quy định.
Khẳng định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở GDMN an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, bà Vi Bích Hạnh – Trưởng Phòng GD&ĐT Tp Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cho biết sẽ thực hiện đúng các nội dung điều khoản yêu cầu: Đầu năm học, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở GDMN. Cuối năm học, căn cứ báo cáo của cơ sở.