Ý vẫn cần khí đốt của Nga

GD&TĐ - Sau khi chiến sự Ukraine bùng nổ, các nước EU, bao gồm cả Ý, bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và hỗ trợ toàn diện cho Kyiv.

Ý vẫn cần khí đốt của Nga

Vào tháng 3 năm 2022, EU và Hoa Kỳ đã cấm đưa đồng euro và đô la vào Liên bang Nga, đồng thời ngắt kết nối một số ngân hàng nước này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Đáp lại, Moskva đã yêu cầu thanh toán khí đốt cung cấp cho các quốc gia không thân thiện từ ngoại tệ sang đồng rúp.

Sau đó Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio nói rằng Rome từ chối thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp, bởi vì điều này có nghĩa là phá vỡ các lệnh trừng phạt của châu Âu.

Không chỉ có vậy, Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Ý - ông Roberto Cingolani cũng tuyên bố rằng nước này có thể từ bỏ hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt từ Liên bang Nga trong vòng 18 tháng.

Một năm đã trôi qua. Vào cuối tháng 4 năm 2023, Giám đốc điều hành công ty dầu khí Eni của Ý - ông Claudio Descalzi, đảm bảo với giới truyền thông địa phương rằng nguồn cung cấp nhiên liệu xanh cho Ý từ Liên bang Nga đã giảm xuống chỉ còn vài phần trăm, và sự phụ thuộc vào khí đốt Nga đã gần như chấm dứt.

Theo ông Descalzi, việc thay thế nhanh chóng nguồn cung từ Moskva có thể thực hiện được nhờ mối quan hệ lịch sử với Ai Cập, Angola, Algeria, Cộng hòa Congo, Mozambique và Libya - nơi gã khổng lồ năng lượng này duy trì sự hiện diện.

Tuy vậy, dự báo Ý sẽ cần ít nhất hai năm nữa để chấm dứt nhập khẩu khí đốt từ Liên bang Nga.

Những gì ông Descalzi nói đã đặt ra câu hỏi cần giải đáp, vì nó mâu thuẫn với lời của các chính trị gia vào tháng 8 năm 2022 đã tuyên bố rằng nhu cầu khí đốt từ Liên bang Nga sẽ hoàn toàn biến mất vào năm 2024.

Ý chưa thể sớm độc lập với khí đốt Nga như tuyên bố của các chính trị gia.

Ý chưa thể sớm độc lập với khí đốt Nga như tuyên bố của các chính trị gia.

Hơn nữa vào ngày 9 tháng 5, có thông tin cho rằng công ty Eni đã khởi kiện ra tòa trọng tài do nguồn cung cấp khí đốt từ Nga suy giảm, họ nhấn mạnh rằng hợp đồng dài hạn về cung cấp nhiên liệu với Gazprom vẫn có hiệu lực.

Cần nhấn mạnh rằng Ý nhập khẩu 90% lượng khí đốt cần thiết, hoặc lên tới 40 tỷ mét khối hàng năm. Việc cung cấp khí đốt của Nga, theo ông Descalzi, bắt đầu suy giảm từ giữa năm ngoái.

Vào mùa thu năm 2022, Eni báo hiệu rằng quá trình vận chuyển khí đốt bị ngừng do nhà điều hành Áo gây cản trở. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp của Gazprom, vấn đề đã được giải quyết và việc giao nhận nhiên liệu đã được nối lại. Nhưng rồi mới đây vướng mắc với Áo lại tiếp diễn.

Trước tình hình hiện tại, theo giới phân tích, có lẽ Rome nên tiến hành một cuộc trò chuyện thực chất với Vienna và chỉ khi không giải quyết được mâu thuẫn mới dùng tới công cụ pháp lý.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ