Y học cấp cứu ngày càng chứng tỏ vai trò tiên phong

GD&TĐ - Sáng 26/4, Trường ĐH Y Dược Huế tổ chức hội nghị quốc tế về Y học cấp cứu - VSEM 2017. 

GS.TS Cao Ngọc Thành – Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Huế - phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị
GS.TS Cao Ngọc Thành – Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Huế - phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị

Hội nghị có sự tham gia của GS Jim Holliman - cựu Chủ tịch Liên đoàn cấp cứu quốc tế và 100 báo cáo viên đến từ Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Hội nghị, với 60 bài trình bày báo cáo và một diễn đàn nghiên cứu khoa học cùng 10 cuộc hội thảo khác được tổ chức ở Trường ĐH Y Dược, Bệnh viện Trung ương Huế, khách sạn Indochine palace, các đại biểu tham dự chủ yếu tập trung thảo luận các nội dung: Cập nhật chiến lược bảo vệ phổi trên bệnh nhân ARDS, cập nhật điều trị hạ thân nhiệt và sepsis ở bệnh nhân cấp cứu nặng; cập nhật về cấp cứu tim mạch, cấp cứu đột quỵ, cấp cứu chấn thương, cấp cứu đường thở và viêm phổi; cấp cứu thảm họa; cập nhật về xét nghiệm khí máu, điện giải và đông máu trong cấp cứu..

Trong những năm qua, Y học cấp cứu đã nhận được sự quan tâm của nhà nước và Bộ y tế, mạng lưới cấp cứu đã ra đời và có những bước tiến đáng kể, đã đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong sự phát triển đó Phân Hội Cấp cứu Việt Nam (VSEM)  đã đóng góp vai trò không nhỏ thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao nhiều kỹ thuật tiên tiến hàng đầu, tích cực hỗ trợ trong việc thúc đẩy xây dựng mạng lưới cấp cứu.

PGS.TS Nguyễn Quang Linh - Giám đốc ĐH Huế - tham quan triển lãm về y tế tại hội nghị
PGS.TS Nguyễn Quang Linh - Giám đốc ĐH Huế - tham quan triển lãm về y tế tại hội nghị 

Tuy vậy, những kết quả đạt được còn rất khiêm tốn, nhiều khó khăn đối với chuyên ngành cấp cứu vẫn còn ở phía trước như  vấn đề nhân lực, đào tạo, trang thiết bị, và đặc biệt là các vấn đề liên quan tới cơ chế chính sách vẫn là những khó khăn và rào cản chưa dễ vượt qua.

Hội nghị cấp cứu quốc tế về Y học cấp cứu 2017 tại Huế lần này lấy chủ đề: Tiếp nhận và theo dõi bệnh nhân cấp cứu nặng  nhằm mục tiêu tăng cường hiểu biết của các nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực cấp cứu  cách tiếp cận, đánh giá người bệnh cấp cứu nặng để sớm đưa ra các xử trí hiệu quả nhất cho người bệnh.

Trong bối cảnh kinh tế phát triển, nhu cầu được chăm sóc y tế của người dân ngày càng tăng cao, mô hình bệnh tật thay đổi, nhiều tình trạng bệnh lý đòi hỏi phải được xử trí khẩn cấp thì nhu cầu sơ cấp cứu ban đầu, vận chuyển cấp cứu có hỗ trợ của nhân viên y tế, chẩn đoán và xử trí hiệu quả tại các Đơn vị Cấp cứu đa khoa ngày càng trở nên quan trọng. Cấp cứu đa khoa là một chuyên ngành dựa trên kiến thức và kỹ năng nhằm phòng ngừa, chẩn đoán và xử trí cấp cứu các vấn đề bệnh tật và tổn thương ảnh hưởng đến người bệnh ở mọi lứa tuổi có rối loạn thể chất và hành vi chưa được chẩn đoán xác định. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.