Xuyên tạc văn hóa Việt

GD&TĐ - Năm 2016, giới nghệ thuật Việt Nam bàn tán xôn xao vụ tranh giả được cho là đình đám nhất trong lịch sử mỹ thuật.

Ảnh minh họa/INT.
Ảnh minh họa/INT.

Khi đó, chuyên gia người Pháp tên Jean-Francoise Hubert bán cả lô 17 bức tranh cho một người Việt. Từ đó đến nay, ông Hubert chưa từng xin lỗi cộng đồng nghệ thuật Việt Nam.

Trước tư cách làm nghề như vậy, những tưởng nhà đấu giá Christie’s đã phải sa thải ông Hubert. Nhưng suốt 5 năm qua, ông này vẫn làm việc tại đây, thậm chí còn được thăng chức lên “chuyên gia cấp cao”.

Gần đây, khi tranh Đông Dương liên tiếp phá kỷ lục giá, ông Hubert vẫn viết tất cả các bài luận tranh Việt trên website của Christie’s. Khi nhìn lại chất lượng các bài luận, một giám tuyển độc lập người Việt đang làm việc tại Singapore là Ace Lê thấy ngạc nhiên vì sự cẩu thả của một người tự xưng đã nghiên cứu tranh Việt hơn 30 năm.

Giám tuyển Ace Lê chỉ ra một số lập luận xuyên tạc văn hoá – lịch sử Việt Nam mà ông Hubert đã thực hiện.

Theo đó, danh họa Vũ Cao Đàm vẽ cảnh một phụ nữ và em bé chơi trò dân gian đánh chắt chơi chuyền. Ông Hubert lại cho rằng, bức tranh này vẽ cảnh trò chơi tên là “liễu”. Ông móc nối với hình ảnh “liễu” trong Kim Vân Kiều truyện, áp cho Vũ Cao Đàm “phong lưu” rồi đặt tên bài luận là “Người phong lưu”.

Khi bàn về bức “Les Teinturières” của Lê Phổ, ông Hubert tuyên bố rằng, từ năm 679 một người phụ nữ Việt tên là Houang Tao P’o mang kỹ thuật trồng cây gỗ Vang và kỹ nghệ dệt, nhuộm bông về Việt Nam từ Quảng Đông (Trung Quốc), sau này phát triển lên thành một mảng công nghiệp – văn hóa đặc thù.

Đọc đến đây, người Việt đều thấy ngạc nhiên, vì nghề dệt gắn với bà tổ nghề là công chúa Thiều Hoa con vua Hùng Vương thứ 6. Nghĩa là nghề dệt nhuộm nước ta đã có từ rất lâu, chứ không phải đến năm 679 mới có như cách lập luận của Hubert.

Thậm chí, trong nhiều bài luận khác, ông Hubert còn xuyên tạc, gán ghép không có cơ sở. Ví như khi nói về loài vẹt, ông cho rằng được du nhập tới Việt Nam từ châu Âu.

Qua đó, để luận về bức tranh của danh hoạ Lê Phổ, Hubert kết luận, cô gái thể hiện cho phương Đông, con vẹt thể hiện cho phương Tây. Cô gái thì bị Tây hóa, còn con vẹt thì đã bị bản địa hóa. Cả hai cuốn hút, sợ hãi lẫn nhau và ăn thức ăn của nhau.

Đây là một ví dụ điển hình cho sự phân tích quá đà, gượng gạo. Bởi ai nuôi vẹt sẽ biết, cái bát cô gái cầm là hạt kê cho chim ăn, chứ không phải để cho người ăn, như Hubert nghi vấn “không rõ là hạt cho con vẹt hay là đồ ăn vặt cho cô?”.

Những lập luận xuyên tạc của Hubert cũng đặt ra cho cộng đồng những người làm nghệ thuật ở Việt Nam câu hỏi về trách nhiệm văn hóa.

Rất ít người lên tiếng trước các luận điểm sai trái về văn hoá Việt Nam. Họ biết nhưng im lặng, hoặc là phớt lờ.

Nhưng có lẽ, trước sự việc mà ông Hubert lập luận sai về mỹ thuật cũng như văn hóa Việt Nam. Đơn vị đầu tiên là Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng Hội Mỹ thuật Việt Nam cần lên tiếng, bảo vệ và giữ gìn nền văn hoá cũng như nghệ thuật nước nhà.

Nhưng lạ thay, đến nay vẫn chưa thấy các đơn vị này nói gì!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.