Xung quanh thông tin 2 LHS Việt Nam mất tích trong thảm họa tại Nhật Bản

Xung quanh thông tin 2 LHS Việt Nam mất tích trong thảm họa tại Nhật Bản

(GD&TĐ)-Liên quan đến thông tin gần đây nói rằng có người Việt Nam mất tích trong trận động đất - sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng 3 vừa qua, ngày 17/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết Đại sứ quán đã đề nghị các cơ quan chức năng Nhật Bản hỗ trợ trong vấn đề này, song tới nay vẫn chưa thể xác minh được thông tin về hai công dân Việt Nam bị cho là mất tích sau trận động đất - sóng thần kể trên.

Du học sinh Việt Nam tại một điểm sơ tán ở Tokyo ngày 18.3. Ảnh: internet
Du học sinh Việt Nam tại một điểm sơ tán ở Tokyo ngày 18.3. Ảnh: internet

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, ngày 19/3, nguyên Chủ tịch Hội Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) thông báo cho Đại sứ quán tên của 2 sinh viên Việt Nam là Lương Ngọc Hoàn và Lương Thị Hải Yến, học tại thành phố Xenđai (Sendai), với đề nghị tìm kiếm. Nhận được tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã liên lạc ngay với Bộ Ngoại giao Nhật Bản và các cơ quan chức năng đề nghị hỗ trợ tìm kiếm.

Tuy nhiên, đến ngày 14/4, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo trong dữ liệu nhập cảnh của Nhật Bản không có tên của hai công dân Việt Nam nói trên. Đại sứ quán đã đề nghị nguyên Chủ tịch VYSA cung cấp thêm thông tin hoặc báo cho gia đình hai sinh viên trên liên lạc trực tiếp với Đại sứ quán để có thêm dữ liệu tìm kiếm. Nhưng nguyên Chủ tịch VYSA cũng chỉ nhận được thông tin qua một người bạn ở Việt Nam, không trực tiếp từ gia đình, và cho đến nay chưa thể liên hệ lại được với người bạn này.

Trước tình hình trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục quan tâm, theo dõi và phát hiện các dấu hiệu liên quan nếu có. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng thông báo hiện chưa thể cung cấp thông tin về số người nước ngoài mất tích tại Nhật Bản do đang trong quá trình xác minh.

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cũng đề nghị các cá nhân và tổ chức nếu có thông tin về hai trường hợp lưu học sinh nói trên cung cấp ngay cho Đại sứ quán để thông báo với cơ quan chức năng của Nhật Bản.
 

TTXVN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.