Xung đột Israel và kịch bản khủng hoảng giá dầu 1973 có quay lại?

GD&TĐ - Sau một thời gian ổn định và phục hồi, giá dầu nhiều khả năng sẽ tăng đến mức không thể tưởng tượng được.

Xung đột Israel và kịch bản khủng hoảng giá dầu 1973 có quay lại?

"Giá dầu sẽ tăng cao do một vòng khủng hoảng mới trong quan hệ Hamas - Israel, gây ảnh hưởng đến toàn bộ Trung Đông", ý kiến ​​này được bày tỏ bởi chuyên gia phân tích của tờ Bloomberg - ông Javier Blas.

"Giá dầu có thể tăng vọt, nhưng Israel vẫn còn nhiều lựa chọn để thực hiện nhằm tránh leo thang chiến sự và gây hậu quả nặng nề với nền kinh tế", nhà phân tích nói rõ.

Trước thềm kỷ niệm 50 năm cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên trên thế giới, dễ dàng nhận ra sự tương đồng giữa tháng 10 năm 2023 và tháng 10 năm 1973: Một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, và giá dầu tăng chính xác là sự kiện có thể lặp lại ở thời hiện tại.

Tình hình rất dễ thay đổi và mọi thứ trên thị trường dầu mỏ phụ thuộc vào cách Israel phản ứng với Hamas - nhóm vũ trang đã phát động cuộc tấn công, trong khi đó Iran thường xuyên bị cáo buộc đứng sau các phe phái Palestine.

Tất nhiên, nền kinh tế thế giới sẽ không phải hứng chịu một lệnh cấm vận dầu mỏ khác của thế giới Ả Rập khiến giá một thùng dầu thô tăng gấp 3 lần.

Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp khả năng chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng giá dầu tăng cao trong thời gian dài.

Giá dầu dự báo sẽ tăng cao khi xung đột tại Trung Đông bùng nổ.

Giá dầu dự báo sẽ tăng cao khi xung đột tại Trung Đông bùng nổ.

Vì vậy, may mắn thay tình hình hiện nay không lặp lại như tháng 10 năm 1973. Các nước Ả Rập không tấn công Israel cùng một lúc. Ai Cập, Jordan, Syria, Ả Rập Saudi và phần còn lại đang theo dõi các sự kiện từ bên lề thay vì định hình chúng.

Tất nhiên nếu Tel Aviv và các quốc gia liên quan, cũng như OPEC và Mỹ không hành động, thì quá khứ 1973 có thể lặp lại đối với thị trường dầu mỏ hiện nay, khi toàn cầu chìm trong một cuộc khủng hoảng sâu sắc, dẫn đến những thay đổi lớn trong công nghiệp và tư duy của nhân loại. Nhưng đây là trường hợp xấu nhất.

Nhà phân tích nhận xét Nga sẽ được hưởng lợi từ bất kỳ cuộc khủng hoảng dầu mỏ nào ở Trung Đông. Nếu Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran, điều này có thể tạo không gian cho dầu thô của Nga giành thị phần và cũng đạt được mức giá cao hơn.

Chuyên gia Javier Blas cho rằng một trong những lý do khiến Nhà Trắng nhắm mắt làm ngơ trước việc xuất khẩu dầu của Iran là vì nó có thể gây hại cho Nga dưới hình thức cạnh tranh gay gắt.

Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel ra khỏi lãnh thổ.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ