Xuất hiện tin giả tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở Quảng Ngãi

GD&TĐ - Một tin nhắn giả mạo được gửi đến người dân thông báo đi tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19. Đáng chú ý, tin nhắn còn ghi rõ cả họ và tên người được tiêm, thời gian cũng như địa điểm tiêm phòng.

Tin nhắn thông báo người dân đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: H.N.
Tin nhắn thông báo người dân đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: H.N.

Chiều 22/3, thông tin từ Sở Yế Quảng Ngãi khẳng định, đến thời điểm này, Quảng Ngãi chưa được Bộ Y tế cấp vắc xin ngừa COVID-19 cũng như chưa triển khai việc tiêm chủng vắc xin trên. Do đó, thông tin người dân nhận được là giả mạo.

Trước đó, Sở Y tế Quảng Ngãi tiếp nhận thông tin người dân nhận được tin nhắn trên điện thoại di động từ YTDP (không rõ số điện thoại), thông báo việc đi tiêm phòng COVID-19.

Đáng chú ý, tin nhắn rõ cả họ, tên người được tiêm và địa điểm, thời gian tiêm phòng.

Theo Sở Yế Quảng Ngãi, hiện cơ quan công an đã phối hợp trong kiểm tra, xử lý nguồn tin trên. Người dân nên bình tĩnh và báo cho cơ quan chức năng khi nhận được những tin nhắn tương tự.

Trước đó, vào tối 10/3/2021, Bộ Y tế phát đi cảnh báo tình trạng giả mạo trong cung ứng, mua bán vắc xin COVID-19. Theo đó, thông tin mới đây của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), Cảnh sát Trung Quốc và Nam Phi đã bắt giữ nhiều đối tượng liên quan đến buôn bán vắc xin COVID-19 giả.

Ngoài ra, Interpol cũng nhận được các báo cáo về việc phân phối vắc xin giả và hoạt động lừa đảo nhắm vào các cơ quan y tế.

Tại Việt Nam, thời gian qua có nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nộp hồ sơ đăng ký, liên hệ với Bộ Y tế để chào bán, gợi ý cung cấp vắc xin COVID-19 của các nhà sản xuất như Moderna (Mỹ), AstraZeneca…

Tuy nhiên, qua xác minh thông tin, các nhà sản xuất vắc xin trên hiện tại chưa có hoạt động ủy quyền, ủy thác với các tổ chức, cá nhân này.

Đưa tin giả liên quan dịch COVID-19 sẽ bị xử lý theo pháp luật thế nào?

Theo đại diện Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC), những ngày gần đây, cùng với các diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19, lợi dụng sự chú ý của cộng đồng, tin giả liên quan đến dịch bệnh cũng đang xuất hiện nhiều trên không gian mạng, đặc biệt là trên mạng xã hội.

VAFC đề nghị người dân thận trọng, tỉnh táo trong việc tiếp nhận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội, tránh làm phức tạp tình hình về dịch bệnh COVID-19, vi phạm các điều cấm trên không gian mạng.

Phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề đưa thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 tràn lan trên mạng xã hội với Luật sư Nguyễn Hồng Thái – Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, đoàn Luật sư TP Hà Nội.

- Luật sư cho biết, theo pháp luật hiện hành, đối với hành vi đưa thông tin sai lệch về dịch COVID-19 sẽ bị các mức xử phạt ra sao?

Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Đăng tải thông tin sai lệch là hành vi vi phạm pháp luật. Các mức xử phạt đối với hành vi thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội được quy định như sau:

- Căn cứ Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;"

Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020:

"3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức."

Thì, tổ chức, cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật lên mạng xã hội (ví dụ như facebook,...) về tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ bị xử phạt như sau:

+ Đối với tổ chức vi phạm: Bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

+ Đối với cá nhân vi phạm: Bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh COVID-19 mà mình đã đăng tải.

- Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Người có hành vi này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 288 Bộ luật Hình sự về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet với mức phạt tù lên đến 3 năm.

- Theo điểm 1.4 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020của Hội đồng thẩm phán TANDTC về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống COVID-19, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính viễn thông” theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Theo phân tích của luật sư Thái, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính viễn thông”.
Theo phân tích của luật sư Thái, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính viễn thông”.

- Theo quan điểm của luật sư, cơ quan nhà nước cần có những biện pháp gì để ngăn chặn các hành vi trên?

Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp, để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả hoạt động lợi dụng dịch bệnh để tuyên truyền sai lệch gây hoang mang trong Nhân dân, thời gian các cơ quan nhà nước cần có một số biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19, những nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện các biện pháp phòng, tránh; tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, đặc biệt là Luật An ninh mạng, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, để mỗi người dân có thông tin chính xác, đầy đủ từ đó nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh.

Thứ hai, chủ động làm tốt công tác nắm chặt tình hình, quản lý chặt địa bàn, đối tượng có dấu hiệu nghi vấn kịp thời phát hiện, đấu tranh với hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và công tác phòng, chống dịch bệnh nói riêng.

Thứ ba, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp chống đối, trốn tránh, không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng thời đẩy mạnh việc xử lý các trường hợp vi phạm để tạo tính răn đe xã hội.

Do vậy, hành vi đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19 là hoàn toàn trái pháp luật, cần được xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe, ngăn chặn các thông tin tiêu cực, bịa đặt gây tâm lý hoang mang dư luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.