Xử lý nghiêm "ma men" điều khiển phương tiện giao thông

GD&TĐ - Nhằm ngăn chặn, đảm bảo an toàn giao thông, Phòng CSGT số 6, Đội CSGT, Công an TP Hà Nội đã ra quân xử lý các hành vi vi phạm về nồng độ cồn trên các tuyến giao thông.

Trước đó, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết từ ngày 20/6 đến hết ngày 20/9, bắt đầu triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý các vi phạm, trong đó tập trung phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông như vi phạm nồng độ cồn, vượt quá tốc độ cho phép, "cơi nới" thùng xe và chở hàng quá trọng tải.

Với vi phạm về nồng độ cồn, tập trung kiểm tra xử lý trên các tuyến cao tốc, quốc lộ, các tỉnh lộ ở xa khu vực đông dân cư, "điểm đen" thường xảy ra tai nạn giao thông; tuyên truyền các chủ nhà hàng, quán bar, vũ trường… nhắc nhở khách hàng không lái xe sau khi uống rượu, bia.

Trong buổi chiều ngày 20/6, chỉ một thời gian ngắn đội CSGT số 6 đã xử lý hàng chục phương tiện, trong đó có rất nhiều người điều khiển giao thông có nồng độ cồn trên 0,4Mg/Lít khí thở.

Đối với tất cả những trường hợp trên theo quy định sẽ phạt tiền từ 2-8 triệu đồng, tạm giữ phương tiện.

Xử lý nghiêm "ma men" điều khiển phương tiện giao thông ảnh 1
Chiều ngày hôm nay 20/6, đội CSGT số 6, phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội đã ra quân xử lý vi phạm về nồng độ cồn.
Chiều ngày hôm nay 20/6, đội CSGT số 6, phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội đã ra quân xử lý vi phạm về nồng độ cồn.
Xử lý nghiêm "ma men" điều khiển phương tiện giao thông ảnh 3
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều phương tiện vi phạm đã bị lực lượng chức năng lập biên bản.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều phương tiện vi phạm đã bị lực lượng chức năng lập biên bản.
Xử lý nghiêm "ma men" điều khiển phương tiện giao thông ảnh 5
Điều đáng chú ý là nhiều người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 0,4 Mg/lít khí thở, có những trường hợp lên tới 0,7 Mg/lít khí thở.
Điều đáng chú ý là nhiều người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 0,4 Mg/lít khí thở, có những trường hợp lên tới 0,7 Mg/lít khí thở.
Nhiều người cho biết, đã uống rượu bia từ tối ngày hôm qua, đến chiều ngày hôm nay với về nhà, nhưng khi thổi thì vẫn có nồng độ cồn trong khí thở.
Nhiều người cho biết, đã uống rượu bia từ tối ngày hôm qua, đến chiều ngày hôm nay với về nhà, nhưng khi thổi thì vẫn có nồng độ cồn trong khí thở.
Trong đợt cao điểm xử lý vi phạm chúng tôi bố trí 100% cán bộ chiến sĩ tham gia tuần tra kiểm soát, đặc biệt các tuyến tập trung lưu lượng lớn hàng quán để kịp thời phát hiện các trường hợp tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia, Đại úy Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết.
Trong đợt cao điểm xử lý vi phạm chúng tôi bố trí 100% cán bộ chiến sĩ tham gia tuần tra kiểm soát, đặc biệt các tuyến tập trung lưu lượng lớn hàng quán để kịp thời phát hiện các trường hợp tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia, Đại úy Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết.

Đại úy Nguyễn Mạnh Tuấn, cán bộ đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết, nhiều người thường chủ quan nghĩ rằng đủ tỉnh táo để tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia nhưng không thể hiểu rằng việc đó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, kéo theo ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh. Đối với các trường hợp sai phạm CSGT sẽ tổ chức tuyên truyền, tuyệt đối không được tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia, có thể sử dụng các phương tiện công cộng để đảm bảo an toàn.

Hầu như ít trường hợp người vi phạm khai đúng cơ quan đang công tác vì sợ ảnh hưởng đến công tác của người ta. Để xác minh đơn vị công tác ngay tại thời điểm vi phạm rất khó. Tất cả đều dựa trên thông tin tại CCCD và GPLX. Đối với trường hợp vi phạm nồng độ cồn 0,7Mg/lít khí thở thì mức phạt vượt khung và có thể tuyên truyền cho người dân về vi phạm, Đại úy Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh đội nắng ra về sau buổi thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh minh họa: VNUHCM

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.