Xử lý hơn 30.000 'ma men' trong 10 ngày cao điểm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trong 10 ngày thực hiện cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 30.491 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

CSGT kiểm tra nồng độ cồn lái xe (Ảnh TL).
CSGT kiểm tra nồng độ cồn lái xe (Ảnh TL).

Chiều 21/1, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an cho biết, trong 10 ngày thực hiện cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 11/1 đến 21/1) lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 30.491 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Riêng trên tuyến quốc lộ 1A, số “ma men” là 3.173 trường hợp. Lực lượng CSGT toàn quốc đã quyết liệt xử lý các vi phạm theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an.

Cụ thể, thông qua hoạt động thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm (TTKS-XLVP), lực lượng CSGT đã xử lý 124.533 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tạm giữ 42.522 phương tiện, tước 25.320 giấy phép lái xe các loại. Trong đó vi phạm cồn 30.491 trường hợp, vi phạm về tốc độ 25.920 trường hợp, chở hàng quá tải trọng 2.028 trường hợp, quá khổ giới hạn 441 trường hợp, cải tạo phương tiện 23 trường hợp, vi phạm ma túy 194 trường hợp.

Theo Cục CSGT, điểm nổi bật trong công tác thanh tra kiểm soát trên tuyến Quốc lộ 1A là Cục CSGT đã chỉ đạo Công an địa phương trên tuyến thử nghiệm ứng dụng công nghệ kết nối tuần tra liên tuyến vào hoạt động tuần tra, kiểm soát.

Ứng dụng tuần tra, kiểm soát trên thiết bị di động của lực lượng CSGT được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu nghiệp vụ, tương thích với nhiều loại thiết bị di động để từng bước tự động hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông.

Điểm nổi bật của ứng dụng là sử dụng công nghệ quét QRCode, Căn cước công dân và Giấy phép lái xe của tài xế để thu thập thông tin người điều khiển phương tiện nhanh chóng, chính xác và được kết nối trực tuyến tới các Tổ CSGT đang hoạt động trên tuyến QL1A. Đồng thời, kết nối về Trung tâm thông tin chỉ huy giao thông các cấp để quản lý, điều hành.

Theo Cục CSGT đánh giá, việc áp dụng công nghệ giúp tránh chồng chéo trong việc kiểm soát phương tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông.

Các Tổ CSGT nhanh chóng xác định phương tiện đã được kiểm tra trước đó hay chưa, thời gian, địa điểm kiểm tra để quyết định có thực hiện dừng phương tiện kiểm soát hay không (trừ các trường hợp phát hiện vi phạm trực tiếp), hạn chế việc dừng một phương tiện nhiều lần, liên tục, gây phiền phức cho người điều khiển phương tiện và người ngồi trên xe.

Đồng thời, ứng dụng giúp rút ngắn thời gian kiểm soát bởi thông tin, tình trạng pháp lý của giấy tờ liên quan đến người điều khiển, tiết kiệm thời gian kiểm tra của lực lượng chức năng; thời gian của doanh nghiệp và người điều khiển phương tiện; tiết kiệm vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát (như ống thổi, que test, phiếu in kết quả...).

Kết quả tra cứu từ ứng dụng cho biết từ 6h ngày 20/1 đến 6h ngày 21/1, CSGT các địa phương nhập lên ứng dụng 7.576 lượt kiểm tra phương tiện, trong đó có 1.709 trường hợp vi phạm...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.