Xóm ung thư dưới chân núi Bà Đen

Xóm ung thư dưới chân núi Bà Đen

(GD&TĐ) - Là ngọn núi cao nhất  Đông Nam bộ, núi Bà Đen (Tây Ninh) từ lâu không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn gắn với rất nhiều những câu chuyện tâm linh vô cùng huyền bí, cuốn hút lòng người. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, ngay dưới chân ngọn núi huyền thoại ấy lại có một “bóng ma” mang tên ung thư quanh quẩn ở một xóm nghèo hơn năm chục nóc nhà nhưng có gần 20 người chết vì căn bệnh quái ác này cùng nhiều người nữa  đang điều trị trong vô vọng.

Ấp Phước Lợi 1 của xã Suối Đá (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) một buổi chiều quạnh quẽ. Từ đường Bời Lời, chạy tới ngã ba Kheđol - Suối Đá rồi quẹo vào con đường đất nhỏ men dưới chân núi Bà Đen là tới xóm của những người phu đá. Ông Nguyễn Văn Thành 61 tuổi chia sẻ: Sự việc bắt đầu khoảng gần 10 năm nay. Đầu tiên là bà Mai chết vì ung thư phổi. Chuyện này cũng được xem là bình thường vì những người làm nghề khai thác đá thủ công như chúng tôi, suốt ngày phải đục đẽo, hít phải bột đá bay trong không khí thì bị bệnh đường phổi cũng không có gì lạ. Tuy nhiên, khi thần chết mang tên ung thư tìm đến những ông Bàn, ông Xóa, bà Vân, bà Dung… ở những độ tuổi từ 40 đến 50 với lần lượt các loại bệnh ung thư khác nhau thì mọi người mới giật mình kinh hãi. Ban đầu, nhiều người cho rằng, do phá đá, phá núi đã mấy chục năm, làm ảnh hưởng đến Bà, người có quyền uy tối thượng ngụ trên đỉnh Bà Đen huyền bí này nên bị Bà bắt tội. Mặc dù  tin đồn mê tín dị đoan nhưng thời gian sau, những con người bị bệnh ung thư giết chết vẫn đều đặn đến nỗi, hầu như gia đình nào cũng có người chết thì chúng tôi không còn bình tĩnh được nữa. Sau đó, một số đoàn kiểm tra của huyện và tỉnh cũng có về đây lấy mẫu nước, đất đem đi xét nghiệm. Nhưng nguyên nhân chính xác thì vẫn chưa được công bố.

Ông Luận, một phu đá ở xóm ung thư
Ông Luận, một phu đá ở xóm ung thư

Đến khu khai thác đá của người dân ở ấp Phước Lợi 1. Mặc dù nơi này đã bị cấm khai thác nhưng một số người dân vẫn lén lút làm. Trong tiếng búa chát chúa, tiếng máy cưa ào ào là những làn bụi đá từng đợt bay thốc vào mặt. Vừa dừng tay, vừa lấy cái khẩu trang đeo kín mặt, ông Luận (47 tuổi), một người thợ đá bảo: Đúng là nghề phu đá này bụi bặm thật nhưng chúng tôi luôn đeo khẩu trang, ít khi bỏ ra nên cũng hạn chế rất nhiều. Hơn nữa, những người đã chết vì ung thư trong xóm những năm vừa rồi lại không thường xuyên làm đá. Nguyên nhân nào đã khiến căn bệnh ung thư quái ác xâm nhập vào đời sống cộng đồng nơi đây? Ông Luận, suy nghĩ một hồi, bảo: Tôi đã có hơn 20 năm sinh sống ở đây và theo kinh nghiệm thì nguyên nhân cư dân nơi đây phải đối mặt với căn bệnh ung thư là những thùng hóa chất màu trắng đặt ở sâu trong hang núi, phía trên sau xóm. Theo nhận định, đó chính là những hóa chất mà quân đội Mỹ bỏ lại sau chiến tranh. Trải qua mưa nắng, những thùng hóa chất ấy rỉ ra, ngấm vào nguồn nước hoặc cỏ cây rồi chẳng may lây lan sang con người. Cộng thêm việc phải làm việc nặng nhọc khiến cho sức đề kháng của người dân nơi đây kém đi, dễ dàng bị bệnh tật quật ngã.

Dời làng đá trong tiếng máy ào ào và những làn bụi tung trời, như nhiều người dân nơi đây, chúng tôi hoang mang không biết nguyên nhân tại sao mà đã có gần 30 người chết và mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác. Không biết chỉ đơn thuần là do môi trường lao động hay do hóa chất bỏ lại hay còn một nguyên nhân sâu xa nào khác?             

Hoàng Giang 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.