Xếp hạng 10 sinh vật biển hãi hùng nhất

Những nơi sâu thẳm trong đại dương luôn được trang trí thêm những sinh vật gây ác mộng. Bạn có thể cho rằng mình vẫn an toàn, vì những sinh vật này đang sống ở sâu hàng ngàn mét trong một vực thẳm tối đen.

Xếp hạng 10 sinh vật biển hãi hùng nhất

Tuy nhiên, những con mực ma cà rồng – trông giống như một cái ô kinh dị, và cá nhám mang xếp – một hóa thạch sống thực thụ - sẽ sống rất lâu trong tâm trí bạn sau khi bạn xem những hình ảnh dưới đây.

10. Cá mập yêu tinh (Goblin shark)

Chúng sống ở ngoài khơi bờ biển Mississippi, bờ biển Úc, và có thể sống ở độ sâu tới 1.300m.

Cá mập yêu tinh là một kẻ săn mồi, nhưng chúng ta chưa biết nhiều về chúng vì rất hiếm thấy. Tuy nhiên, chúng có phong cách đặc trưng với chiếc hàm nhô hẳn ra ngoài là do chúng săn lùng các loài cá và động vật giáp xác di chuyển cực kỳ nhanh trong các cột nước.

Con quái vật kỳ lại này nổi tiếng do chiếc mõm dài và hàm răng đáng sợ của chúng. Lớp da của chúng trong mờ nên màu hồng bạn nhìn thấy chính là do bạn đang nhìn xuyên vào bên trong chúng.

Kết quả hình ảnh cho Bạch tuộc Dumbo

9. Bạch tuộc Dumbo

Những con vật ngốc nghếch có đôi tai nhỏ này có thể sống ở độ sâu 3000 – 4000m. Chúng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm vùng biển gần Úc, California, Oregon và nhiều nơi khác.

Chúng là những kẻ săn mồi, ăn các động vật không xương sống như các loài nhuyễn thể và sứa.

Mặc dù trông chúng rất dễ thương, nhưng hãy thử tưởng tượng khi con bạch tuộc Dumbo bao bọc các xúc tu xung quanh con mồi của chúng và tạo thành một quả bóng rồi sau đó sẽ ăn con mồi.

8. Động vật đẳng túc khổng lồ

Chúng được tìm thấy ngoài khơi bán đảo Yucatan ở Mexico, ở độ sâu khoảng 359 – 1050m.

Chúng có thể sinh trưởng ở bất kỳ đâu với chiều cao từ 4cm – 35cm. Sinh vật này là loài ăn xác thối, chúng ăn xác mực và cá.

Điều lạ lùng nhất ở sinh vật này là chúng có thể nhịn ăn tới 5 năm liền “những con cái đang ấp trứng không ăn gì cả, có lẽ để tránh kẻ săn mồi. Phong cách tự vệ của chúng là chỉ đơn giản trốn trong lớp bùn.

/Uploaded/cuong/2017_04_19/doisongtinhduckyquaicuacaquyanglerfish_LGXJ.jpg

7. Cá quỷ (angler fish)

Chúng sống chủ yếu ở Đại Tây Dương vùng ngoài khơi bờ biển châu Âu và Bắc Phi, ở độ sâu từ 1.000 – 3.000m.

Hiển nhiên chúng là những kẻ ăn thịt trông như những con quỷ khổng lồ. Chúng sử dụng chiếc đèn pha sinh học kỳ lạ gắn ở trước mặt để thu hút con mồi.

Phần đèn ở đầu của chúng là một mô chuyên biệt, có chứa các vi khuẩn huỳnh quang mà con cá này sử dụng để thu hút các con mồi tiến về phía miệng mình.

6. Cá rắn lục (viperfish)

Cá rắn lục sống ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên khắp thế giới, chúng có thể sống ở độ sâu khoảng 2.800m.

Cá rắn lục là một kẻ ăn thịt rất khó phát hiện. Chúng có các nanh dài đóng vai trò như một cái bẫy, khi một con cá lang thang đi vào trong cái bẫy đó thì trò chơi sẽ kết thúc.

Loài sinh vật ăn tạp này được cho là có thể nuốt một con cá dài bằng 63% chiều dài của chính nó.

5. Cá mập ma (ghost shark)

Loài cá mập ma rất hiếm thấy, nhưng con quái vật này đã từng bị bắt gặp ở ngoài khơi bờ biển California và Hawaii. Chúng sống ở độ sâu từ 500 – 3.000m.

Chúng chủ yếu ăn thịt cá các loài giun, cua và nhuyễn thể. Chúng có một chiếc hàm giống con thỏ giúp nghiền vỡ các vỏ sò trên đáy biển.

Cá mập ma được coi là một hóa thạnh sống, vì loài sinh vật mắt chết này chỉ thay đổi rất ít sau hàng triệu năm.

4. Lươn Gulper

Lươn Gulper có thể sống ở độ sâu từ 1.000 – 2.100m và được tìm thấy ở khắp các đại dương thuộc các vùng ôn đới và nhiệt đới.

Con quái thú này là một kẻ săn mồi, chủ yếu ăn các loài cá và động vật giáp xác. Lươn Gulper còn được gọi là lươn bồ nông, vì chiếc hàm cực lớn của nó trông giống của con chim hơn.

Ở các loài lươn gulper, chẳng hạn như Saccopharynx, bộ hàm cực khỏe và những cái miệng rộng ngoác cho phép chúng nuốt các con mồi cực lớn.

Còn ở những loài không có bộ hàm đủ khỏe, chẳng hạn như loài Eurypharynx, người ta cho rằng khoang miệng mở rộng của chúng khi mở ra giống như một chiếc dù khổng lồ khiến cho con mồi ở trong tầm với sẽ không thể trốn thoát.

/Uploaded/cuong/2017_04_19/mucmacarongteeniscoverkenh1402ab897_VQMM.jpg

3. Mực ma cà rồng

Những con ma cà rồng biển nhỏ bé này ẩn nấp cả ở vùng ôn đới và nhiệt đới, chúng sống ở độ sâu từ 600 – 1.200m.

Mực ma cà rồng là loài ăn tạp, chúng ăn rất nhiều sinh vật chết – do đó mang cái tên như vậy. Thật ra, chúng ăn những phân tử nhỏ xíu của các động vật chết trôi nổi trong đại dương (được gọi là tuyết biển) bằng cách tuôn ra hai sợi tơ được bao phủ bởi chất nhầy vào nước để giữ thức ăn lại.

Khi bị đe dọa, chúng sẽ cuốn các xúc tu lại để lộ ra các gai dài, nhưng đó chỉ là một trò lừa đảo, vì các gai này thực ra rất mềm và nhiều thịt.

Chúng cũng sử dụng phương pháp phát quang sinh học để gây nhầm lẫn cho những kẻ săn mồi nhờ vào đôi mắt to sáng rực hoặc phóng thích các chất nhầy phát sáng vào trong nước.

2. Cá tham ăn (Black swallower)

Loài sinh vật khủng khiếp này được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, chúng có thể sống ở độ sâu 3.000m.

Vì sống ở nơi thực phẩm khan hiếm, nên chúng thường ăn những sinh vật lớn hơn mình. Đôi khi, chúng ăn những thứ to lớn đến mức làm bục dạ dầy và chết theo một cách kém cỏi.

Thông thường, chúng có thể nuốt những thứ to hơn chính mình vì dạ dày dẻo của chúng có thể mở rộng ra và thích ứng với bất cứ thứ gì có thể chui qua miệng chúng.

1. Cá nhám mang xếp (frilled shark)

Những cảnh quay về loài cá nhám mang xếp này rất hiếm có, nhưng chúng cũng đã được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển Úc.

Chúng được coi là hóa thạch sống vì rất ít thay đổi trong hàng ngàn năm qua, về cơ bản, chúng là một loài hút chân không bằng răng – chính xác là 300 chiếc răng.

Khi cố bắt một con mực trơn và di chuyển nhanh, nó sẽ dùng những chiếc răng giống như khóa kéo này và ngăn lại mọi thứ, làm cho con mồi không thể trốn thoát được.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.