Xe tăng bí ẩn đã sẵn sàng tham chiến?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Ngày 23/4/2023, Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ (TSK) đã tiếp nhận hai chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Altay đầu tiên.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan dự lễ bàn giao tăng Altay.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan dự lễ bàn giao tăng Altay.

Việc Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được tiếp nhận những cỗ xe tăng thế hệ mới đầu tiên do công nghiệp quốc phòng nước này tự phát triển được coi là sự kiện trọng đại của đất nước.

Buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cùng nhiều quan chức và tướng lĩnh cấp cao của Ankara.

Theo Công ty quốc phòng BMC và Otokar (đơn vị phát triển Altay), dù Altay đã được chuyển giao cho quân đội vận hành nhưng việc sản xuất hàng loạt loại tăng này chỉ có thể bắt đầu vào năm 2025 bởi các cuộc thử nghiệm cuối cùng dự kiến sẽ kết thúc trong năm 2024.

Tổng giám đốc Mehmet Karaaslan của Công ty BMC cho biết, Altay là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba. Dự án được thực hiện theo một thỏa thuận được ký kết vào tháng 3/2007 với Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.

"Ban đầu chỉ có 2 chiếc Altay được chuyển cho quân đội, lô tiếp theo Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhận được khoảng 100 xe trong tổng số hơn 1000 chiếc Altay chúng tôi đã ký kết với Bộ Quốc phòng", tống giám đốc của BMC cho biết.

Ngay trước khi những chiếc Altay đầu tiên chính thức được bàn giao cho Quân đội Thổ Nhĩ kỳ, truyền thông Ukraine cũng khấp khởi mừng thầm và mong chờ thông tin từ chương trình Altay.

Tờ Defense Express của Ukraine dẫn nguồn tin quân sự nước này tiết lộ, Ankara đang có kế hoạch chuyển giao xe tăng thế hệ mới này cho Kiev để tác chiến tại điểm nóng chiến sự hiện nay.

"Ukraine đã đề nghị với đối tác Thổ Nhĩ Kỳ về việc chuyển giao xe tăng Altay và chúng tôi đã nhận được tín hiệu tích cực về vấn đề này", tờ Defense Express dẫn lời một vị sĩ quan cấp cao thuộc quân đội Ukraine tiết lộ.

Nếu thực sự Altay đến Ukraine, đây sẽ là cỗ xe tăng mới nhất và được đánh giá mạnh nhất xuất hiện trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Được biết, chiếc Altay đầu tiên ra mắt năm 2011 dưới sự hợp tác phát triển của Tập đoàn Rheinmetall Đức và Tập đoàn Huyndai Hàn Quốc. Chính vì vậy, chiếc xe có nhiều điểm tương đồng với tăng Leopard 2 cũng như K2 Black Panther.

Về hệ thống hỏa lực, xe được trang bị một khẩu pháo chính nòng trơn 120mm với cơ số đạn là 40 viên. Altay có thể bắn được tất cả các loại đạn gồm đạn nổ phá mảnh, đạn nổ lõm, đạn xuyên động năng dưới cỡ.

Cùng với pháo chính, Altay được trang bị 1 súng máy đồng trục 7.62mm M240D có tốc độ bắn cao với cơ số đạn mang theo là 12000 viên. Ngoài ra, cỗ xe tăng này còn được trang bị thêm 1 súng máy hạng nặng M2hb cỡ nòng 12.7mm lắp trên tháp pháo được kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực và cân bằng Aselsan STAMP/II giúp cho hỏa lực càng thêm mạnh mẽ.

Hệ thống kiểm soát hỏa lực Volkan-III của Altay được hỗ trợ bởi các thiết bị quan sát ảnh nhiệt và đo xa laser cho phép xe duy trì khả năng bắn chính xác trong cả điều kiện ban đêm lẫn thời tiết xấu.

Điểm nổi bật tạo nên sức mạnh của Altay là hệ thống giáp bảo vệ tổng hợp do công ty Roketsan phát triển giúp cỗ xe tăng này chống chịu được đòn tấn công từ nhiều loại vũ khí diệt tăng khác nhau.

Với sức mạnh của Altay, giới quân sự Ukraine tin rằng, cỗ xe tăng này có thể đánh bại được bất kỳ chiếc xe tăng tối tân nào trên chiến trường dù đó là T-90M của Nga và mạnh hơn những chiếc xe tăng phương Tây viện trợ cho Kiev.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…