Huy động mọi nguồn lực xã hội
Cô Nguyễn Thị Băng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đã có được sự phối kết hợp thường xuyên của các ban ngành, đoàn thể ở địa phương. Đặc biệt là sự cộng tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh, sự ủng hộ và phối kết hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh trong toàn trường. Đa số các bậc phụ huynh có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bậc học giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ.
Sau khi được tham gia tập huấn về chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”, nhà trường đã tiến hành đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề những nội dung đạt được và nội dung chưa đạt để cùng tập thể cán bộ giáo viên xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Đồng thời tuyên truyền với các bậc phụ huynh về nội dung chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” để phối hợp giáo dục trẻ đạt kết quả.
“Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” gắn với bộ tiêu chí “Trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện” và tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đã mang lại kết quả tốt, 100% trẻ có nền nếp thói quen tốt trong học tập và sinh hoạt hằng ngày, nắm được kiến thức, có kỹ năng hoạt động của từng độ tuổi, ngoan ngoãn, biết vâng người lớn, mạnh dạn và tự tin giao tiếp văn minh lịch sự.
Một trong những điểm mạnh của Trường MN Yên Ninh là huy động nguồn lực từ phụ huynh.Nâng cao chất lượng nuôi – dạy, trường đã kết hợp với phụ huynh làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục đóng góp hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng, tu sửa CSVC khuôn viên trường lớp và môi trường. Năm học 2018 – 2019, cha mẹ học sinh đóng góp 50.000.000 đồng. Năm học 2019 – 2020 cha mẹ học sinh đóng góp: 35.000.000 đồng và 120 ngày công lao động.
Nâng cao chất lượng nuôi dạy
Hiệu quả từ việc đầu tư mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp học, trong các lớp giáo viên thiết kế các góc mở với những hình ảnh đẹp sinh động an toàn trẻ khi chơi tự tháo và lắp dễ dàng. Tạo điều kiện cho trẻ học mà chơi, chơi bằng học qua đó góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú.
Góc vận động cho trẻ được đầu tư xây dựng mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện. Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
Cô giáo Nguyễn Thị Băng, cho biết: Quan điểm của chúng tôi là xây dựng môi trường gần gũi thân thiện với trẻ, thường xuyên trò chuyện với trẻ, tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi trong nhà trường và các lớp nhằm giúp các mối quan hệ xã hội của trẻ được phát triển mạnh mẽ như: những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ đúng mực, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống của trẻ ngày một tốt hơn.
Trong quá trình hoạt động, tình cảm giữa cô và trẻ càng gắn bó, gần gũi, yêu thương và tôn trọng. ngoài trời xây dựng góc chợ quê ở cầu thang cho trẻ được trải nghiệm mua bán hàng hóa, đọc sách truyện và làm quen với các dụng cụ nhạc dân tộc. Bên cạnh đó ở các góc thiên nhiên ở các nhóm lớp trẻ được trải nghiệm hàng ngày như tưới cây, lau lá, chăm sóc cây, thực hành xới đất, gieo hạt qua đó trẻ hiểu hơn về sự phát triển của cây.