Xây dựng trường lớp bị "treo" vì vướng đền bù giải tỏa mặt bằng

Đó là thông tin được ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đưa ra tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hồ Chí Minh về quy hoạch, thực hiện quy hoạch các khu vực có chức năng giáo dục, công viên cây xanh trên địa bàn Thành phố ngày 27/11.

Xây dựng trường lớp bị "treo" vì vướng đền bù giải tỏa mặt bằng

Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay tình trạng chung về cơ sở vật chất, quy hoạch chức năng giáo dục tại các khu vực đều chưa đạt được chỉ tiêu, điển hình như các khu vực có dân nhập cư cao; diện tích đất nội thành hạn hẹp thiếu khu vui chơi; nhu cầu về bậc mầm non vẫn còn rất cao nhưng thực tế chưa đáp ứng được, đặc biệt là các trường ngoài công lập.

Nhìn nhận thực tế về tình trạng chậm phát triển đất quy hoạch dành cho giáo dục dẫn đến cơ sở hạ tầng không đảm bảo và không đáp ứng kịp mật độ dân số, đặc biệt tại các dự án phát triển giáo dục tại các quận huyện ngoại thành lại chậm hơn so với các quận nội thành, ông Lê Hoài Nam cho rằng, hiện nay ở các quận ngoại thành nhiều dự án như nhà ở, khu thương mại, khu vui chơi công viên đã xây dựng hoàn thành nhưng lại không thể xây dựng được trường lớp do vướng mắc trong đền bù giải tỏa, vướng mắc trong chuyển đổi chức năng sử dụng đất.

Chú thích ảnh
Một ngôi trường ở quận Tân Phú bị bỏ hoang gần 3 năm do thiếu kinh phí. 

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hồ Chí Minh nhận định, nhiều dự án quy hoạch chức năng giáo dục vẫn còn nằm trên giấy, khó thực hiện được do nhiều bất cập từ quá trình rà soát đánh giá đến thực hiện. Cụ thể là tính khả thi chưa cao; thiếu ngân sách dù đã được quan tâm, ưu tiên bố trí nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; các nguồn lực đầu tư từ xã hội hóa chưa được khai thông do chưa có chính sách hấp dẫn; việc xử lý các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở kéo dài thời gian thực hiện, đầu tư xây dựng dở dang, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng....

Về giải pháp, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo kiến nghị, cần nâng tầm cao đối với các quận nội thành (có thể nâng 1 hoặc 2 tầng); về giải tỏa đền bù cần đẩy mạnh xã hội hoá cho tư nhân đầu tư, tạo nguồn lực hỗ trợ đền bù giá cao cho người dân; đối với một số dự án và địa phương có sĩ số học sinh cao cao cần giao đất xây trường trước, dân cư xây sau…

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện quỹ đất dành cho giáo dục chiếm khoảng 26% trong tổng số quy hoạch chung của thành phố. Ông Tuyến đề nghị, cần phải đẩy nhanh tiến độ các dự án, dự án nào "treo" có thể nghiên cứu chuyển đổi công năng hoặc đổi chủ đầu tư. Bên cạnh đó, các quận huyện thiếu trường lớp thì có thể bó tư duy hành chính, hộ khẩu quận nào học quận đó mà có thể cho học sinh các quận bên cạnh học, chia đều học sinh ở các quận.

Theo Baotintuc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.