Xây dựng kế hoạch quản lý để giáo dục truyền thống không nhàm chán

GD&TĐ - Cô Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định) – khi chia sẻ về giáo dục truyền thống cho học sinh đã cho rằng: Xây dựng kế hoạch giúp nhà quản lý hoạch định nội dung công việc cần triển khai, tránh tổ chức chồng chéo, lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc, gây tâm lý nhàm chán cho học sinh.

Học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo diễn hài kịch trong buổi tuyên truyền pháp luật.
Học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo diễn hài kịch trong buổi tuyên truyền pháp luật.

Việc xác định các hình thức tiến hành vừa phải đảm bảo nội dung giáo dục truyền thống vừa đảm bảo tính mới bắt nhịp với thời đại.

Tăng cường tuyên truyền, giao lưu học tập kinh nghiệm

Đây là hoạt động Trường THPT Trần Hưng Đạo duy trì trong nhiều năm nay. Thông qua các hội nghị giáo viên chủ nhiệm, nhà trường quán triệt về tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cho học sinh; giáo viên nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của mình trong công tác giáo dục.

Đồng thời, qua các diễn đàn này, giáo viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chủ nhiệm lớp, đặc biệt là kinh nghiệm giáo dục học sinh đặc biệt, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa góp phần hình thành nhân cách học sinh.

Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh như Công an thành phố Nam Định, Công an phường Lộc Vượng…, tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh.

Tận dụng lợi thế các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Cô Trần Thị Mai cho rằng: Những bộ môn có nội dung phong phú và liên quan trực tiếp giáo dục truyền thống là Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân.

Môn Văn: Học sinh được giảng và tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc như là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Môn Giáo dục công dân: Bao gồm nội dung tư tưởng, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa.

Môn lịch sử: Đề cập truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.

Cho Mai cho biết, tất cả các nội dung trên được chỉ đạo triển khai ở tổ bộ môn một cách đồng bộ và nhất quán về tư tưởng, nội dung, được giáo viên bộ môn thực hiện nghiêm túc, nhiệt tình.

Thông qua các môn học, giáo viên không những cung cấp kiến thức mà còn truyền đạt và khơi gợi xúc cảm tới học sinh, xây dựng cho học sinh niềm tin và phát huy truyền thống dân tộc.

Tổ chức giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng rất có hiệu quả. Nghi thức chào cờ đầu tuần là một trong những biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh mà nhà trường đã và đang áp dụng trong thời gian qua.

Khi đứng dưới cờ, thầy và trò cùng cất tiếng hát “Tiến quân ca”, học sinh cảm nhận được không khí trang nghiêm, niềm tự hào được sống trong hòa bình tự do mà ông cha ta đã đổ biết bao xương máu mới có được, từ đó học sinh tự mình sẽ tâm niệm hết mình phụng sự cho Tổ quốc, có trách nhiệm hơn với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Bên cạnh giờ Chào cờ, các hoạt động khác cũng góp phần giáo dục truyền thống cho học sinh như: Thi như cắm hoa, văn nghệ, thời trang…; tổ chức tìm hiểu, học tập truyền thống vào tuần đầu của năm học; tổ chức cho học sinh đi du lịch tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử; tổ chức Mít tinh kỉ niệm các ngày lễ lớn; tổ chức hiệu quả các hoạt động tri ân thầy cô và cha mẹ cho học sinh lớp 12;

Tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử nhằm bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc; tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhằm thắt chặt mối liên hệ mật thiết giữa các thế hệ giáo viên, học sinh với nhà trường. Nếu trước kia, hoạt động này chỉ tổ chức khi có sự kiện lớn, thì giờ đây hoạt động giao lưu đã diễn ra thường xuyên.

Ngoài ra, trừong cũng tổ chức hoạt động của các Câu lạc bộ giáo dục kĩ năng sống như: Câu lạc bộ Vị thành niên, Kĩ năng sống, Sức khỏe sinh sản…Các câu lạc bộ sinh hoạt thường xuyên theo sự hướng dẫn của cán bộ đoàn.

Giáo dục truyền thống qua xem và biểu diễn nghệ thuật

Cô Mai cho biết, các ngày lễ kỷ niệm, các cuộc thi, nhà trường đều định hướng thẩm mỹ âm nhạc, thời trang sân khấu cho học sinh khi biểu diễn nghệ thuật.

Những tác phẩm được sử dụng vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính giáo dục, đó là các bài hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi tình thày – trò, các ca khúc cách mạng gợi lại kí ức hào hùng của dân tộc.

“Đồng thời với việc học sinh thể hiện năng khiếu của mình trong các loại hình nghệ thuật, nhà trường tổ chức cho học sinh xem nghệ thuật” – cô Mai cho hay.

Giáo dục truyền thống thông qua gương người thật, việc thật

Giáo dục truyền thống nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng bằng tấm gương người tốt, việc tốt là sáng kiến đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người tốt, việc tốt hiện nay là những người có ý chí vươn lên trong mọi lĩnh vực, là làm giàu bằng tài năng, ý chí của họ.

Mọi người tốt, việc tốt có các giá trị thẩm mỹ khác nhau nhưng đều hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp; giáo dục con người lòng yêu nước, ý thức cộng đồng và tinh thần quốc tế.

Trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập và tu dưỡng. Ngoài những danh hiệu thi đua của học sinh do Bộ GD&ĐT qui định, nhà trường còn lập giải thưởng “Trần Hưng Đạo” cho học sinh đạt điểm cao trong các kì thi.

“Bằng các hình thức trên, trong nhiều năm qua liền, nhà trường không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc. 

Số học sinh vi phạm nội qui nhà trường phải đưa ra Hội đồng kỉ luật của nhà trường ngày càng giảm. Điều đáng nói hơn nữa, kết quả của hoạt động giáo dục truyền thống đã tạo ra được một nhà trường có nề nếp kỉ cương, thầy cô trách nhiệm, gương mẫu, học trò chăm ngoan, hiếu học, hiếu nghĩa với cha mẹ. 

Đây là kết quả không thể nói lên bằng con số, nhưng nó được thể hiện ở niềm tin tưởng của các bậc phụ huynh và học sinh đối với nhà trường" - cô Trần Thị Mai chia sẻ.

Dưới đây là kế hoạch giáo dục truyền thống của Trường THPT Trần Hưng Đạo:

Thời gian

Nội dung giáo dục

Hình thức tổ chức

Phân công nhiệm vụ

Tháng 8

Giáo dục truyền thống nhà trường, khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm của mỗi học sinh

1. Học tập truyền thống nhà trường

2. Chuẩn bị khai giảng năm học mới

3. Lập kế hoạch các hoạt động GDNGLL

- Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, Hội CMHS, GVCN

Tháng 9

Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật

1. Khai giảng năm học

2. Tổ chức học tập nội qui nhà trường

3. Tổ chức Đại hội kiện toàn đội ngũ cán bộ

4. Phát thanh chủ đề: Mùa tựu trường – Mùa ươm mầm tri thức

- Phối hợp các tổ chức nhà trường, với GVCN và cán bộ lớp

- Phối hợp Hội Cha mẹ học sinh

Tháng 10

Giáo dục truyền thống của Phụ nữ Việt Nam

1. Phát thanh chủ đề: Tôn vinh người phụ nữ Việt Nam.

2. Làm báo bảng chào mừng ngày Phụ nữ VN

3. Phát động thi đua chào mừng 20/10 và 20/11

4. Tổ chức Thi làm thiệp

5. Tổ chức lễ kỷ niệm 20/10

- Phối hợp các tổ chức nhà trường, với GVCN và cán bộ lớp

- Phối hợp Ban nữ công

Tháng 11

Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn

1. Làm Báo bảng: Người ươm mầm tri thức

2. Thi Văn nghệ với chủ đề: Hát về thày cô và mái trường

3. Phát thanh chủ đề Thầy cô và mái trường

4. Tổ chức thi làm Báo tường

5. Tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

6. Tổng kết đợt thi đua chào mừng 20/11

7. Tổ chức giao lưu giữa các thế hệ nhà giáo

8. Tổ chức xem nghệ thuật

9. Tổ chức thăm hỏi cựu giáo viên

- Phối hợp các tổ chức nhà trường, với GVCN và cán bộ lớp

- Phối hợp Hội Cựu giáo chức, Hội cha mẹ học sinh

Tháng 12

Giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, lối sống lành mạnh

1. Làm Báo bảng, Phát thanh Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS và Ngày quân đội nhân dân Việt Nam

3. Tổ chức Lễ ký cam kết tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội

4. Thi Tôi tài giỏi

5. Tổ chức lớp cảm tình Đoàn nhân ngày 22/12

- Phối hợp các tổ chức nhà trường, với GVCN và cán bộ lớp

Tháng 1

Giáo dục truyền thống hướng về nguồn cội đón Tết cổ truyền, truyền thống của Hội Học sinh sinh viên Việt Nam

1. Ký cam kết thực hiện nghiêm túc luật giao thông, không sử dụng, tàng trữ pháo

2. Kết nạp đoàn viên mới nhân ngày Học sinh sinh viên 9/1

3. Thi Tôi tài giỏi, làm báo bảng, phát thanh về chủ đề 9/1 và chào năm mới

4. Tổ chức Sơ kết HKI và kỉ niệm ngày thành lập Đảng CSVN

- Phối hợp các tổ chức nhà trường, với GVCN và cán bộ lớp

Tháng 2

Giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng

1. Làm Báo bảng mừng Đảng quang vinh, mừng xuân mới

2. Phát thanh:lịch sử và truyền thổng của Đảng

3. Tổ chức lớp cảm tình Đoàn (đợt 2)

- Phối hợp các tổ chức nhà trường, với GVCN và cán bộ lớp

Tháng 3

Giáo dục truyền thống Phụ nữ Việt Nam, truyền thống của Đoàn, biết ơn các vị anh hùng dân tộc

1. Làm Báo bảng 2 số, phát thanh 2 chủ đề: 8/3 và 26/3

2. Thi Tôi tài giỏi

3. Thi nấu ăn

4. Thi thời trang

4. Mít tinh Kỷ niệm ngày 8/3, 26/3

6. Tổ chức thăm quan dã ngoại cho khối 12 (Báo công dâng Bác)

7. Kết nạp Đoàn

8. Tổ chức giao lưu “Thắp sáng ước mơ” giữa các thế hệ HS

- Phối hợp các tổ chức nhà trường, với GVCN và cán bộ lớp

Tháng 4

Giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh anh hùng của dân tộc

1. Phát thanh và báo bảng chào mừng ngày 30/4 và 1/5

2. Tổ chức giao lưu Văn nghệ, thể thao với học sinh cũ

3. Thi Tôi tài

4. Phát động thi đua học tập tốt chuẩn bị các kì thi cuối năm

- Phối hợp các tổ chức nhà trường, với GVCN và cán bộ lớp

Tháng 5

Giáo dục truyền thống hiếu học của đất học Nam Định

1. Làm Báo bảng mừng ngày 19/5

2. Thi Tôi tài giỏi

3. Tổ chức Lễ tổng kết năm học

4. Kí cam kết ôn tập tốt trong kì thi TN và ĐH

5. Hướng dẫn và chuyển sinh hoạt hè tại địa phương

- Phối hợp các tổ chức nhà trường, với GVCN và cán bộ lớp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ