Xây dựng giá trị văn hóa cơ bản trong trường sư phạm

GD&TĐ - Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường sư phạm là một việc làm hết sức có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Trường sư phạm là nơi đào tạo thế hệ nhà giáo trong tương lai bởi vậy yêu cầu này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là chia sẻ của Th.s Trần Thúy Hằng, GV Trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh.

Xây dựng văn hóa nhà trường sư phạm là một việc làm hết sức có ý nghĩa
Xây dựng văn hóa nhà trường sư phạm là một việc làm hết sức có ý nghĩa

Hạt giống có tốt thì có những cây con khỏe mạnh

Theo Th.s Trần Thúy Hằng, GV Trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh: “Trường sư phạm là nơi sản sinh ra thế hệ những người thầy cô giáo tương lai – đó chính là những “hạt giống” để đi “gieo trồng” văn hóa và tri thức cho thế hệ trẻ ở mọi miền Tổ quốc. Bởi vậy mà việc hình thành hệ giá trị văn hóa trong nhà trường sư phạm; vun trồng, nuôi dưỡng và phát triển để những giá trị đó trở thành những giá trị tự thân của mỗi nhà trường là yêu cầu cơ bản, quan trọng và tất yếu”.

Trong bối cảnh hiện nay, khi việc tuyển sinh vào các trường cao đẳng sư phạm gặp nhiều khó khăn, nhiều bạn trẻ không đặt ước mơ và niềm tin vào nghề giáo thì việc xây dựng và khẳng định thương hiệu của môi trường sư phạm cần phải được đặt lên hàng đầu. Việc khẳng định thương hiệu đó cần thiết phải bắt nguồn từ việc tạo ra những giá trị khác biệt để sinh viên sư phạm có những phẩm chất đặc biệt so với các ngành nghề khác.

Văn hóa các nhà trường sư phạm cần mang những nét đặc thù, riêng biệt - nơi mà ở đó mỗi người đặt chân vào đều nhìn lại mình, chỉn chu từng nếp áo, lời ăn, dáng đứng; nơi người học cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp, cao thượng, nhân ái và trung thực nhất; nơi các em được học hỏi, trau dồi, rèn luyện và sáng tạo.

Xây dựng văn hóa nhà trường - hướng đi nâng tầm giá trị
Xây dựng văn hóa nhà trường - hướng đi nâng tầm giá trị 

Th.s Trần Thúy Hằng phân tích, môi trường văn hóa mà chúng ta đnag đề cập đến, đó là một môi trường đặc biệt, đó là môi trường tạo ra những con người “gieo trồng văn hóa”: trường sư phạm. Tất lẽ hạt giống có tốt thì có những cây con khỏe mạnh và phát triển, người thầy có văn hóa, có đạo đức,có trách nhiệm, có nhiệt tâm thì mới có trò ngoan, lễ phép, lương thiện và đạo lý.

Bởi vậy mà việc hình thành các giá trị văn hóa cơ bản ở các trường sư phạm là hướng đi quan trọng để khẳng định giá trị, tên tuổi của nhà trường, định vị của nhà trường trong hệ thống GD của cả nước.

Cần xác định được hệ giá trị văn hóa

Để xây dựng và phát triển mô hình trường sư phạm đặc thù, cần xác định được hệ giá trị văn hóa của nhà trường. Vì thế, Th.s Trần Thúy Hằng cho rằng cần xây dựng nhà trường sư phạm dựa trên 3 khía cạnh: văn hóa quản lý, văn hóa người dạy, văn hóa người học.

Mỗi nhà trường cần xây dựng quy chế văn hóa dựa trên mục tiêu riêng của mình để tạo nên phong cách và xác định được hệ thống giá trị chuẩn mực của nhà trường. Quy chế văn hóa cần được đưa vào thực hiện với một tinh thần thống nhất cao có tác dụng định hướng cho hành vi ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường.

Mỗi nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hóa tổ chức của nhà trường. Không gian trường lớp, trang thiết bị dạy học, trang phục chính là một trong ba yếu tố cơ bản tạo nên nét đặc trưng của văn hóa nhà trường.

Một yếu tố quan trọng nữa đó là coi trọng yếu tố đầu ra, đảm bảo thi cử công bằng, chính xác đúng thực chất. Lãnh đạo nhà trường cần tạo bầu không khí dân chủ, thu hút sự ủng hộ của mọi thành viên để hoạch định sự phát triển của nhà trường đúng hướng.

Về văn hóa người dạy, Th.s Trần Thúy Hằng cho rằng giảng viên sư phạm phải là người có trình độ năng lực chuyên môn chuyên môn đạt chuẩn và tâm huyết với nghề. Bởi năng lực cũng chính là một khía cạnh của văn hóa.

Bên cạnh đó, giảng viên sư phạm cần có lý tưởng sống đúng, có phẩm chất trung thực, có lối sống lành mạnh, gương mẫu. Người giảng viên cần phải tạo ra cho mình những giá trị đặc biệt để xã hội phải thừa nhận rằng làm “thầy” là công việc khó khăn hơn bất cứ công việc nào khác, đó là nghề mà không phải ai muốn cũng có thể làm. Giảng viên sư phạm cần nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường.

Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, các em đều có những quan niệm rộng mở hơn về nhiều giá trị so với các thế hệ trước, các em có cá tính riêng và ít quan tâm đến các vấn đề xã hội. Là người quản lý giáo dục và giảng viên trực tiếp đứng lớp cần nắm bắt được đặc điểm tâm lý đó để có hướng tuyên truyền, giáo dục phù hợp và hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.