Xây dựng chuyên đề giáo dục để học sinh nói về tác hại của thuốc lá

GD&TĐ - Không chỉ thuốc lá truyền thống mà thuốc lá điện tử cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.

Một buổi sinh hoạt của học sinh Phenikaa School. Ảnh NTCC.
Một buổi sinh hoạt của học sinh Phenikaa School. Ảnh NTCC.

Giáo dục sát sao

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc hại, dễ gây nghiện và có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến phổi cũng như hệ hô hấp; làm cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và giảm khả năng tham gia hoạt động học tập và thể thao.

Đồng thời, Nicotine trong thuốc lá điện tử gây tác động tiêu cực đến não, làm giảm khả năng tư duy, ghi nhớ và tập trung, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Đặc biệt, thuốc lá điện tử chứa hàm lượng nicotine cao dẫn đến sự phụ thuộc và khó bỏ, Nicotine không chỉ gây nghiện mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, làm tăng cảm giác lo âu, căng thẳng và dễ dẫn đến rối loạn cảm xúc. Sử dụng thuốc lá điện tử có thể làm giảm động lực học tập, giảm tỉnh táo và hứng thú học tập.

Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Kỹ năng sống – Trường THCS & THPT Phenikaa (Hà Nội) cho biết, để ngăn chặn tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá, nhà trường đã triển khai một loạt biện pháp nhằm giúp học sinh ý thức được tác hại của thuốc là điện tử, ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn thuốc lá điện tử trong trường học.

Cụ thể, tổ chức dự án “Trường học không khói thuốc” để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá điện tử đồng thời phổ biến các quy định nghiêm ngặt đối với những trường hợp học sinh sử dụng thuốc lá điện tử trong trường học.

Hay thông qua các buổi nói chuyện, hội thảo của phòng tâm lý học đường, phòng công tác học sinh để tuyên truyền phổ biến kiến ​​thức về tác hại của thuốc lá điện tử để học sinh hiểu rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn và có ý thức tránh xa thuốc lá điện tử.

Ban giám đốc và giáo viên thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý phù hợp với các trường hợp học sinh vi phạm. Đặc biệt, các khu vực an ninh trong khuôn viên nhà trường được giám sát chặt chẽ.

Trường học không chỉ dừng lại ở nơi xử lý vi phạm mà còn chú ý đến việc hỗ trợ tâm lý, giáo dục học sinh. Buổi tham vấn đã chia sẻ tổ chức nhằm giúp học xây dựng đường lối sống lành mạnh, tự động nhận thức và loại bỏ các thói quen xấu.

c1f61595c5a87df624b9.jpg
Trường THCS & THPT Phenikaa mời giảng viên đến từ Khoa Phòng chống Ma túy của Học viện Cảnh sát Nhân dân trực tiếp giảng dạy. Ảnh NTCC.

Phối hợp với phụ huynh để giám sát

Để kiểm soát học sinh hút thuốc, Trường THCS & THPT Phenikaa đã phân phối hợp lý chặt chẽ với phụ huynh để cùng giáo dục, tuyên truyền cho học trò hiểu.

Cô Huyền cho biết, nhà trường khuyến khích phụ huynh tham gia vào các hoạt động tại trường, từ đó tăng cường mối liên hệ giữa phụ huynh, giáo viên và học sinh. Việc này không chỉ tạo ra sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường mà còn gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

Xây dựng môi trường trường học văn minh, thân thiện, giúp học sinh có môi trường học tập an toàn, lành mạnh, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ theo sở thích.

Thông qua các hoạt động thể thao, nghệ thuật và sáng tạo, học sinh không chỉ có nơi giải trí tích cực mà còn xây dựng được mối quan hệ tích cực với bạn bè. Giúp học sinh có cơ hội phát triển tài năng và sở thích riêng. Việc này không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp các em nhận được giá trị bản thân.

“Sự tham gia tích cực và hào hứng của học sinh trong các hoạt động ngoại khóa và chương trình giáo dục về sức khỏe đã chứng minh rằng các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp sức khỏe và phòng tránh thuốc lá điện tử. Thông qua các cuộc khảo sát định kỳ, nhà trường đã ghi nhận sự thay đổi tích cực trong nhận thức của học sinh và phụ huynh về tác hại của thuốc lá điện tử”, cô Huyền cho biết.

Được biết, đầu năm học 2024-2025, Phenikaa School đã chủ động triển khai công tác tuyên truyền đến học sinh về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử, đồng thời phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc nhắc nhở, quản lý học sinh.

Nhà trường đã tổ chức một loạt hoạt động giáo dục chuyên đề để nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề này như: Chuyên đề toàn trường "Phòng chống ma túy học đường và tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử", đây là một buổi chuyên đề quy mô lớn dành cho toàn thể học sinh, do các giảng viên đến từ Khoa Phòng chống Ma túy của Học viện Cảnh sát Nhân dân trực tiếp giảng dạy.

Riêng cho học sinh THPT, trong buổi chuyên đề này, nhà trường đã tập trung vào việc tuyên truyền về nội quy nhà trường, đặc biệt là quy định nghiêm cấm mang theo và sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử trong khuôn viên trường.

Bên cạnh đó, các em cũng được lắng nghe và thảo luận về những tác hại nguy hiểm của việc sử dụng các sản phẩm này, giúp các em hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn môi trường học đường lành mạnh.

Trong Đại hội Chi đoàn các lớp, nhà trường khuyến khích các em học sinh đưa ra những ý kiến, tham luận về tác hại của thuốc lá điện tử và các nguy cơ mà nó mang lại đối với môi trường học đường. Đây là một cơ hội để các em thể hiện quan điểm, nâng cao trách nhiệm cá nhân, đồng thời lan tỏa nhận thức tích cực trong toàn thể học sinh về việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.