Xây dựng chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực chuyên ngành lao

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Xây dựng chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực chuyên ngành lao

Tại Quyết định này, Bộ GD&ĐT được giao nghiên cứu, rà soát và lồng ghép các nội dung phòng, chống bệnh lao trong các chương trình ngoại khóa của nhà trường.

Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng chống bệnh lao cho học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp với hình thức phong phú, hiệu quả.

Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực y tế chuyên ngành lao.

Quyết định cũng ghi rõ giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác phòng chống bệnh lao. Theo đó, nguyên cứu ban hành chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm công tác phòng, chống lao.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo chuyên khoa và chuyên ngành khác, kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn; bồi dưỡng y khoa liên tục thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn trực tiếp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.