Xây chuẩn chương trình đào tạo cần thống nhất tư duy, nhận thức về cách tiếp cận

GD&TĐ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì cuộc họp với đại diện các hội đồng xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của GDĐH. 

Toàn cảnh cuộc họp
Toàn cảnh cuộc họp

Cũng tại cuộc họp, Thứ trưởng gợi mở một số nội dung liên quan đến xây dựng chuẩn chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; vấn đề năng lực số cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Cuộc họp diễn ra sáng 9/2, tại Hà Nội. Phát biểu tại đây, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, Bộ GD&ĐT quy định chuẩn chương trình đào tạo (CTĐT) ở mức tối thiểu. Theo đó, các hội đồng, cơ sở đào tạo có thể nâng mức chuẩn của mình. Chuẩn CTĐT khác với chuẩn đánh giá kiểm định chất lượng.

Theo Thứ trưởng, trong quá trình xây dựng chuẩn CTĐT cần thống nhất tư duy, nhận thức về cách tiếp cận; từ mục đích, vấn đề bảo đảm chất lượng, tính liên thông cho đến trách nhiệm giải trình với xã hội.

Khi xây dựng, cần bám theo các văn bản, thông tư hướng dẫn. Đồng thời căn cứ vào thực tiễn của Việt Nam, kinh nghiệm thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Cùng với đó, cần tiếp theo các hướng: rộng – hẹp; nông – sâu; cao – thấp.

Thứ trưởng phân tích, về mức độ rộng - hẹp, cần bảo đảm tính phổ quát, liên thông. Ngoài xây dựng chuẩn CTĐT theo khối ngành, cần có yêu cầu cụ thể cho từng ngành. Sự khác nhau giữa các ngành, các khối ngành càng rộng, thì tính phổ quát, hiệu quả, liên thông càng cao và cần phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trong chuẩn chương trình đào tạo của các khối ngành cần có giải thích, định nghĩa để người học nhận diện được ngành đó và phân biệt được với ngành khác. Giải quyết tính phổ quát nhưng bảo đảm đặc trưng của từng ngành.

Bộ đưa ra mức chuẩn tối thiểu, các hội đồng có thể đưa ra mức cao hơn.

Bộ đưa ra mức chuẩn tối thiểu, các hội đồng có thể đưa ra mức cao hơn.

Đối với mức độ nông – sâu, là có thể chi tiết đến đâu. Nhìn chung cần làm cụ thể nhưng không quá chi tiết. Làm sao để mức độ nông, sâu vừa phải.

Còn mức độ cao - thấp, Thứ trưởng cho biết, Bộ đưa ra mức chuẩn tối thiểu, các hội đồng có thể đưa ra mức cao hơn. Tất nhiên không được thấp hơn mức chuẩn của Bộ. Xu hướng là sẽ nâng dần lên, nhất là trong đào tạo tiến sĩ.

Có thể nói, các hướng tiếp cận: rộng – hẹp; nông – sâu; cao – thấp đều thể hiện xu thế phát triển của giáo dục đại học. Ba yếu tố này cần được cân nhắc. Ngoài ra, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, ứng dụng công nghệ trong dạy học ngày càng nhanh nên các hội đồng cần xem xét để cập nhật, thích ứng.

Theo báo cáo của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), trong năm 2021 và 2022, Bộ GD&ĐT đã ban hành 10 Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn khối ngành để xây dựng chuẩn CTĐT các trình độ của giáo dục đại học (Hội đồng) và 10 Quyết định giao nhiệm vụ cho 9 cơ sở đào tạo chủ trì tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo. Bộ Công an đã có Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn khối ngành An ninh và trật tự xã hội năm 2022.

Căn cứ Quyết định thành lập các Hội đồng và Quyết định giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), Hội đồng đã phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức xây dựng chuẩn CTĐT theo nhiệm vụ được giao.

Một số Hội đồng cùng cơ sở GDĐH chủ trì xây dựng kế hoạch rất chi tiết và tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch đưa ra như: Hội đồng chuẩn Kỹ thuật - Công nghệ, Pháp luật, Ngôn ngữ, Môi trường và bảo vệ môi trường…

Tuy nhiên, cũng có một số Hội đồng chưa thực hiện đầy đủ theo đúng kế hoạch đã định. Đến thời điểm này, có 7 chuẩn CTĐT đã có 9 dự thảo chuẩn đã được xây dựng.

Trong quá trình xây dựng, các Hội đồng cơ bản đã bám sát quy trình quy định tại Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT. Hội đồng đã tổ chức lấy ý kiến của các cơ sở GDĐH liên quan cũng như ý kiến của các đơn vị sử dụng lao động về từng nội dung cụ thể trong chuẩn CTĐT như: chuẩn đầu ra, khối lượng và cấu trúc CTĐT… (Kỹ thuật - Công nghệ, Pháp luật, Môi trường và bảo vệ môi trường…) hoặc toàn bộ dự thảo chuẩn CTĐT (chuẩn CTĐT khối ngành Kiến trúc - Xây dựng, Kế toán - Tài chính…).

Một số Hội đồng có những phân tích bài bản, kỹ lưỡng về kinh nghiệm xây dựng chuẩn CTĐT khối ngành được giao như: khối ngành Kỹ thuật - công nghệ, Pháp luật…. Một số Hội đồng tham khảo các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng quốc tế tương ứng cho khối ngành được giao xây dựng chuẩn.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc các Hội đồng cùng với cơ sở GD Đại học được giao chủ trì nhiệm vụ, cần rà soát, hoàn thiện dự thảo chuẩn CTĐT (trình độ đại học) để trình Hội đồng thẩm định (bám sát chỉ đạo của Thứ trưởng và hoàn thiện theo mẫu chuẩn CTĐT để đảm bảo tính thống nhất).

Các Hội đồng cũng lên kế hoạch để tổ chức xây dựng chuẩn CTĐT trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, đối với chuẩn CTĐT trình độ tiến sĩ, đề nghị các Hội đồng cùng với cơ sở chủ trì ưu tiên xây dựng chuẩn đào tạo trình độ tiến sĩ với định hướng nâng cao chất lượng, siết chặt hơn các tiêu chí, đảm bảo chuẩn CTĐT trình độ tiến sĩ có những quy định để các chương trình tiến sĩ có tính hội nhập quốc tế cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.