Xác ướp bị lãng quên được tìm thấy ở Ai Cập

Một pharaoh vô danh có tên là Woseribre Senebkay mới được khai quật trong trạng thái không còn nguyên vẹn ở phía Nam Ai Cập

Xác ướp bị lãng quên được tìm thấy ở Ai Cập
Xác ướp của vị vua bí ẩn được tìm thấy dưới trạng thái không còn nguyên vẹn, bị tách ra thành từng phần trong một đống đổ nát bởi những kẻ trộm mộ. 
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học của trường Đại học Pennsylvania Josef Wegner, thạc sĩ nghiên cứu sinh Kevin Chahail và các đồng nghiệp của họ đã ghép được hài cốt của vị vua. Họ phát hiện ra Senebkay cao 5 feet, 10 inches (1.75 mét) và ở độ tuổi 45 - 50 tuổi khi băng hà. 
 

Ngôi mộ giản dị là bằng chứng vật lý đầu tiên về triều đại Abydos, dòng dõi vương quyền được cho là có đã từng tồn tại nhưng chưa bao giờ đường chứng minh.

Nhà khảo cổ lần đầu tiên khám phá ra những dấu hiệu của Senebkay vào mùa hè năm 2013. Ở bãi khai quật đó, những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một quan tài bằng đá quartize đỏ rất lớn ở vùng Abydos. 

Có thể thấy rất rõ ràng rằng linh vật Behemoth nặng 60 tấn đã bị lấy đi khỏi ngôi mộ nhưng không ai có thể trả lời chính xác ai là người được chôn ở đó.

Việc khai quật cũng đã hé lộ một câu chuyện về việc tái chế của người Ai Cập cổ đại. Chủ nhân thực sự trước đó của chiếc quan tài là một vị pharaoh có tên là Sobekhotep. Có vẻ như chiếc quan tài thuộc về Sobekhotep I, người trị vì triều đại thứ 13th của Ai Cập vào khoảng năm 1800 trước Công Nguyên.

Sobekhotep I được chôn cất trong một kim tự tháp ở Abydos. 1.5 thế kỉ sau, những vị pharaoh khác bắt đầu cướp bóc mộ của Sobekhotep I vì mục đích cá nhân. 

Một vị vua vô danh đã làm vỡ chiếc quan tài khổng lồ. Sau đó, một vị vua khác đã mang chiếc rương làm từ gỗ cây tuyết tùng đi, che tên của Sobekhotep và lấy nó làm quan tài cho mình. Tên của vị vua tái chế đó chính là Senebkay.

Mộ của Senebkay có niên hiệu vào năm1650 trước Công Nguyên. Ngôi mộ được làm thành 4 buồng, bao gồm một buồng dùng để chôn làm từ đá vôi được vẽ những hình ảnh Chúa trời và các vị thần đầy màu sắc. 

Nut - Nữ thần của bầu trời, Nephthys - Nữ thần buổi sáng, Isis – Nữ thần của các bà mẹ và của sự sinh sản và Selket – Nữ thần bảo vệ khỏi bọ cạp và rắn đều xuất hiện trên bức tường trắng trong ngôi mộ.

 

Những đồ vật trong ngôi mộ đã từng được mạ vàng nhưng những đồ vật quý giá ấy đã biến mất trong tay của những kẻ trộm mộ. Xác ướp của Senebkey nằm lộn xộn trong những mảnh vỡ của áo quan và chiếc hòm mà ông ấy “mượn” từ Sobekhotep I. Chiếc hòm đáng lẽ ra được dùng để chứa chiếc hộp chứa nội tạng của Senebkey.
Tường của ngôi mộ cũng có biểu tượng hình các cư dân được cho là “vua của thượng Ai Câp và hạ Ai Cập, Woseribre, con trai của của Senebkay”. Đây cũng chính là cách các nhà khảo cổ học xác định cách gọi xác ướp vô danh. 
Phát hiện đã khẳng định sự tồn tại của triều đại Abynos của Senebkay, trước đó đã có dấu hiệu thông qua một số tài liệu vụn vặt. Một trong những tài liệu này là “danh sách các vị vua Turin” được viết trên giấy cói và có niên hiệu năm 1200 trước Công nguyên, khoảng 400 năm sau khoảng thời gian Senebkay sống. 
Danh sách đã chỉ ra 2 vị vua với sự biến đổi tên hoàng tộc “Woser...re”. Hầu hết những cái tên này đều rất khó đọc hoặc đã bị vỡ.

Các nhà khảo cổ nghi ngờ có ít nhất 16 lăng mộ của kỉ nguyên này bị ẩn giấu quanh đây. Vua Abydos đã chọn vùng đất chôn cất gần với lăng mộ của các pharaoh trước đó và có vẻ như bao gồm cả vua Sobekhotep I. Việc tái sử dụng những vật dụng của lăng mộ cũ đã đưa ra giả định rằng vị pharaohs Abynos có vẻ khá nghèo so với các vị vua trị vì của các triều đại khác.

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.