Xác định loài vật không chân 200 triệu năm tuổi

GD&TĐ - Một phát hiện hóa thạch đã giúp các nhà khoa học tìm ra mối liên kết giữa động vật lưỡng cư hiện đại và cổ đại.

Loài Chinlestegophis jenkinsi có từ 200 triệu năm trước.
Loài Chinlestegophis jenkinsi có từ 200 triệu năm trước.

Hóa thạch này đại diện cho một loài mới thuộc chi Caecilian sống dưới đất trông giống như những con giun khổng lồ. Thành viên của loài vật lưỡng cư này không có chân và cũng không có mắt. Có lẽ do cách sống đào đất nên chúng ít có cơ hội phải dùng đến mắt để nhìn.

Tuy nhiên, loài vật này lại có răng giống như cây kim, cho phép tấn công kẻ thù là côn trùng và giun.

Loài vật này ngày nay chỉ được tìm thấy ở Colombia và chúng có thể dài tới 1,5 mét.

Vào những năm 90, nhà cổ sinh vật học tên là Byran Small đã phát hiện ra 2 xương sọ của loài vật này ở Colorado (Mỹ). Phát hiện hóa thạch mới cho thấy đây là những con vật lâu đời nhất được tìm thấy, chúng đã tồn tại ít nhất 15 triệu năm.

Phân tích mới cũng tiết lộ rằng hóa thạch này đại diện cho một chủng loài mới gọi là Chinlestegophis jenkinsi, sống ở thời Triassic cách đây hơn 200 triệu năm.

Trước phát hiện này, loài vật thuộc chi caecilian đời nhất được biết đến là từ đầu kỷ Jurassic có từ 199,6 tới 145,5 triệu năm trước.

Theo Live Science

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.