WHO đánh giá virus H5N1 ở Campuchia không dễ lây sang người

GD&TĐ - WHO cho rằng, nguy cơ do virus cúm gia cầm H5N1 ở Campuchia đối với cộng đồng vẫn ở mức thấp, dù nước này đã phát hiện hai ca bệnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dựa trên những bằng chứng cho đến nay, virus H5N1 không dễ dàng lây nhiễm sang người và việc lây lan từ người sang người dường như là điều bất thường. Do đó, nguy cơ virus lây lan ra cộng đồng ở mức thấp.

Đại diện WHO tại Campuchia cũng đánh giá cao việc Campuchia đã phản ứng nhanh chóng trước sự bùng phát của dịch cúm gia cầm H5N1. Việc phát hiện sớm và phản ứng nhanh chóng rất quan trọng để bảo vệ nước này và thế giới trước virus.

Trước đó, Bộ Y tế Campuchia thông báo: Campuchia đã xác nhận 2 trường hợp mắc cúm gia cầm H5N1 đầu tiên kể từ năm 2014.

Ca thứ nhất là bé gái 11 tuổi ở tỉnh Prey Veng, tử vong ngày 22/2. Ca thứ 2 là cha của bé gái này, 49 tuổi, có kết quả dương tính một ngày sau đó và được cách ly, điều trị tại bệnh viện.

Toàn bộ 29 người tiếp xúc với bé gái 11 tuổi qua đời vì virus cúm A/H5N1 này đã cho kết quả xét nghiệm âm tính.

Bộ Y tế Campuchia cho biết, từ năm 2005 đến nay có 58 ca nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người tại nước này, trong đó 38 người tử vong.

Đội ứng phó khẩn cấp của Bộ Y tế Campuchia sẽ tiếp tục giám sát tỉnh Prey Veng cũng như các tỉnh khác nhằm đảm bảo dịch bệnh không lây lan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.