Vui buồn chuyện nghỉ lễ của giáo viên

Vui buồn chuyện nghỉ lễ của giáo viên

(GD&TĐ) - Thực hiện chủ trương của Bộ Lao động thương binh và xãhội, những năm qua, trong những dịp nghỉ lễ như: Tết âm lịch, Tết dương lịch, ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4, 1/5, ngày 2/9, lịch làm việc của công chức, viên chức được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho người lao động có điều kiện nghỉ ngơi, du lịch, tham quan dài ngày. Theo đó, nếu ngày nghỉ lễ trùng vào những ngày cuối tuần thì người lao động có thể đi làm bù vào thời gian thích hợp, trước hoặc sau ngày nghỉ lễ. Mặc dầu vậy, với ngành giáo dục lại là một ngoại lệ. 

Từ bấy lâu nay, trong khi cán bộ, công chức ở các ngành nghề khác vẫn được nghỉ làm vào thứ Bảy và Chủ nhật nhưng đối với ngành giáo dục thì chỉ có bậc Tiểu học là được hưởng trọn 2 ngày nghỉ. Cán bộ quản lý và giáo viên bậc THCS và THPT vẫn phải làm việc bình thường trong ngày thứ Bảy, dù cho từ năm học 2008-2009, khung chương trình đã được kéo giãn ra thêm 2 tuần, từ 37 lên 39 tuần.

Trong dịp nghỉ Tết dương lịch năm 2013, Bộ Lao động thương binh và xã hội cũng đã quyết định về việc hoán đổi ngày nghỉ. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức đi làm ngày thứ Bảy (5/1/2013) để nghỉ ngày thứ Hai (31/12/2012). Như vậy, dịp Tết dương lịch năm nay, cán bộ, công nhân viên chức sẽ được nghỉ bốn ngày từ thứ bảy (29/12/2012) tới thứ Ba (1/1/2013), trừ… giáo viên bậc THCS và THPT, bởi lý do, giáo viên ở những bậc học này không được nghỉ vào ngày thứ Bảy. 

Ảnh MH
Ảnh MH

Vậy là, trong khí cán bộ công chức ở các ngành nghề khác có thể có một kỳ nghỉ tương đối dài ngày, thực hiện các chuyến tham quan, du lịch cùng bạn bè, người thân, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí thì người giáo viên vẫn không thể được hưởng quyền lợi này. Hoạt động dạy và học của hầu hết các trường THCS và THPT vẫn được diễn ra bình thường trong ngày thứ Hai (31/12).

Để tạo điều kiện cho giáo viên được kéo dài ngày nghỉ, một số trường đã “linh hoạt” điều chỉnh bằng cách cho giáo viên và học sinh nghỉ trong ngày thứ Hai (31/12) nhưng lại phải “làm bù” vào ngày chủ nhật (30/12). Phải đi làm trong ngày chủ nhật sau một tuần làm việc căng thẳng, tâm lý của giáo viên không mấy thoải mái, thậm chí, có không ít giáo viên còn tỏ ý phàn nàn, không đồng tình với “sáng kiến” này.

Qua tìm hiểu được biết, dù muốn nhưng Ban giám hiệu của các nhà trường cũng không dám “xé rào” cho phép giáo viên nghỉ bốn ngày như công chức, viên chức ở các ngành nghề khác do sợ vi phạm quy định chung của ngành. Có ý kiến cho rằng, giáo viên phải đến trường vào thứ Bảy là chuyện… đương nhiên vì đã có 3 tháng nghỉ hè.

Ý kiến trên xem ra không hợp lý bởi, giáo viên và học sinh được nghỉ hè ngoài lý do về điều kiện thời tiết còn là để có được khoảng thời gian cần thiết nghỉ ngơi sau một năm dạy và học căng thẳng, chuẩn bị tốt về mặt tâm thế cho năm học mới. Mặt khác, trên thực tế, hiện nay giáo viên và học sinh đã không còn được nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè do năm học kết thúc muộn và bắt đầu sớm hơn so với trước đây. Đó là chưa kể tới việc giáo viên phải tham gia các lớp tập huấn chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên trong dịp hè, thời gian nghỉ thực tế của giáo viên cũng bị “cắt xén” nhiều.

Việc học sinh và giáo viên được nghỉ thêm vào ngày thứ Bảy hàng tuần là quy định mang tính bắt buộc và là xu thế chung của nền giáo dục các nước trên thế giới. Ở nước ta, dù đã nhiều lần điều chỉnh khung chương trình và nội dung sách giáo khoa, nhưng chương trình giáo dục của các bậc học phổ thông hiện nay vẫn được đánh giá là quá tải.

Nên chăng, Bộ GD&ĐT cần có những điều chỉnh kịp thời về dung lượng kiến thức, khung chương trình theo hướng giảm tải để giáo viên và học sinh có thể nghỉ thêm ngày thứ Bảy. Một mặt, để cho học sinh có thêm thời gian vui chơi, thư giãn lấy lại sự thăng bằng sau một tuần học căng thẳng, người giáo viên có thể có thêm thời gian để tái tạo sức lao động, đồng thời có điều kiện tích lũy chuyên môn, nâng cao trình độ, nghiệp vụ. Mặt khác, người giáo viên cũng sẽ được đảm bảo quyền lợi trong các dịp nghỉ lễ trong năm như người lao động ở các ngành nghề khác. 

Bùi Minh Tuấn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.