Vừa thi ĐH, vừa "xách" bằng CĐ đi xin việc

Vừa thi ĐH, vừa "xách" bằng CĐ đi xin việc

(GD&TĐ) - Cùng với các thí sinh vừa tốt nghiệp THPT hoặc thí sinh tự do đăng ký dự thi, có không ít sinh viên vừa mới tốt nghiệp cao đẳng cũng “đồng hành” cùng sĩ tử bước vào kỳ thi đại học…    

b
Các sĩ tử là sinh viên cao đẳng bàn luận sau giờ thi

Những thí sinh đi thi cầu may

Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay, lần đầu tiên có sự “góp mặt” của các thí sinh là sinh viên năm cuối, sinh viên đã tốt nghiệp của các trường CĐ. Viết tiếp ước mơ có trong tay tấm bằng đại học, nhiều bạn dồn sức ôn luyện hoặc mướn gia sư, học ôn song song cho cả kỳ thi tốt nghiệp ra trường. 

Tại cổng trường ĐH Tây Đô, cầm giấy dự thi trên tay, sẵn sàng cho môn thi khối D, Thanh Trang - Lớp Cao đẳng kế toán, Trường ĐH Tây Đô - thổ lộ: “Mấy năm trước em thi đại học 2 năm liên tục đều không đủ điểm đậu, em mới chuyển điểm qua học hệ cao đẳng. Lần này đi thi em có thuê gia sư về ôn lại kiến thức, nhưng thời gian ngắn quá em không thể nắm hết được. Em thấy mục tiêu đại học với SV cao đẳng như em khó quá”.

Không kém phần lo lắng như các sĩ tử vượt “vũ môn” lần đầu tiên, các bạn sinh viên cũng thức dậy từ sớm để chuẩn bị cho môn “khởi động” của mình.

Kim Thùy - Sinh viên ngành Kế toán, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đã chạy vạy khắp nơi để mượn tài liệu ôn thi đại học. Thùy chia sẻ: “Phần lớn các bạn trong lớp mình quyết định bỏ cuộc vì biết chắc thi không đậu. Làm sao mà chọi lại với các tân binh lớp 12 được, nhưng cũng cầu may xem sao. Hôm nay đi thi đại học mà kiến thức trong đầu em trống rỗng, chỉ còn nhớ một số rất ít…”.  

Còn Bích Phưởng, vừa đưa em trai đi thi cũng vừa là “sĩ tử” trong mùa thi năm nay, Phưởng tâm sự: “Ai đời 2 chị em đi thi đại học một đợt, em mắc cỡ với mấy em quá”.

Phưởng cho biết thêm, do không đủ điều kiện nên em không luyện thi cấp tốc như các bạn, mà chỉ mượn tài liệu về xem ở nhà nên rất khó lấy lại kiến thức cũ. Hiện tại, kinh tế gia đình Phưởng còn khó khăn, cha mẹ đều làm nông nên dù đăng ký thi đại học, Phưởng vẫn tranh thủ “xách” bằng CĐ đi xin việc.

Vất vả với đề thi đại học

Sáng 9/7, tại các điểm trường thi, vừa được 2/3 thời gian, một số thí sinh đã bước ra khỏi phòng thi. Không ít thí sinh này là sinh viên của các trường cao đẳng.

Sinh viên Phạm Bảo Trân - Lớp cao đẳng kế toán khóa 5 Trường Đại học Tây Đô - cho biết: Đề thi môn Toán khối D dễ đối với thí sinh vừa tốt nghiệp THPT nhưng đối với sinh viên vừa tốt nghiệp cao đẳng thì rất “khó nuốt. Do kiến thức tụi em bị hổng mấy năm nay nên giờ nhìn lại dù biết đề Bộ ra dễ nhưng tụi em không nhớ hết tất cả các công thức, đối với sinh viên kiếm điểm 5 môn toán rất khó!” - Trân nói.

Thí sinh Nguyễn Hoàng Minh (Vĩnh Long) - thi khối B - cho biết: “Đề thi đại học cũng không đến nỗi khó, em làm đúng hơn 50%. Hi vọng kỳ thi năm nay em sẽ đậu, nếu không em cũng ôn dài hạn năm sau thi nữa, chứ để học cao đẳng xong, kiến thức rơi rụng dần thì tỷ lệ được cấm tấm bằng đại học của em rất thấp”.

Có thể thấy, ngay sau khi Bộ có quy định về đào tạo liên thông, quyết tâm thi vào ĐH của các sĩ tử cao đẳng càng cao hơn bao giờ hết, ngay cả sĩ tử có học lực trung bình.

Theo Thông tư số 55 của Bộ GD&ĐT về Đào tạo liên thông Cao đẳng,  Đại học: Người có bằng tốt nghiệp TCN, TCCN, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). 

Đối tượng chưa đủ 36 tháng sau ngày nhận được bằng của cơ sở đào tạo thì phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD&ĐT tổ chức hằng năm.

Kiều Ngân

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...