Vụ Tân Hoàng Minh, số tài sản được kê biên phong tỏa 4.000 tỷ

GD&TĐ - Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, trong vụ Tân Hoàng Minh, số tài sản được kê biên phong tỏa là 4.000 tỷ đồng.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 (chiều 1/10), phóng viên hỏi đại diện Bộ Công an về tiến độ điều tra các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng như: Vụ Việt Á, giải cứu... thế nào?

Thông tin tới báo chí, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho hay: Theo chức năng nhiệm vụ, Bộ Công an thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Bộ Công an đang quyết liệt, tập trung lực lượng điều tra theo đúng tiến độ. Phương châm là thượng tôn pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan cho người vô tội, xử lý một vụ để cảnh tỉnh một vùng, lĩnh vực, làm không ngừng nghỉ, làm rõ đến đâu xử lý đến đó.

Đến nay, vụ Việt Á đã khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn 28 bị can. Vụ Cục lãnh sự 21 bị can. Vụ Tân Hoàng Minh 7 bị can. Bộ Công an sẽ tiếp tục mở rộng điều tra trong thời gian tới.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, đây là các vụ án kinh tế nên trong quá trình tố tụng, Bộ Công an rất chú trọng điều tra xác minh, làm rõ nguồn tài chính, nguồn tiền đi, đến, các tài sản của các đối tượng. Khi khởi tố vụ án, bị can, số tài sản, nguồn tiền được phong tỏa, kê biên bảo đảm thu hồi tiền cho người dân và Nhà nước.

Ví dụ, trong vụ Tân Hoàng Minh, số tài sản được kê biên phong tỏa là 4.000 tỷ đồng. Vụ việc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tài sản thiệt hại 150 tỷ đồng nhưng số tài sản các đối tượng bị kê biên lên tới 1.150 tỷ đồng. Như vậy, tài sản Nhà nước được bảo đảm.

“Đó là điểm mới trong các vụ án kinh tế, làm sao kiểm soát nguồn tiền, tài sản của các bị can, bảo đảm người bị hại, người dân, nhà nước không bị ảnh hưởng, thiệt hại” - Trung tướng Tô Ân Xô nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.

Minh họa/INT

Vũ khí thuế quan

GD&TĐ - Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi lên nhậm chức đã sử dụng thuế quan như 'một thứ vũ khí' trong chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế.