Vụ sạt lở đất khiến 4 người tử vong ở Phú Thọ: Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Vụ tai nạn sạt lở đất tại công trình thuộc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ làm 4 người tử vong đang khiến dư luận quan tâm và đặt câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm về vụ việc thương tâm này?

Hiện trường vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn.

Trước đó trên Báo GD&TĐ đã thông tin về vụ tại nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào 9h30 ngày 1/9 tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ thuộc địa bàn phường Gia Cẩm, TP.Việt Trì) khiến 4 người tử vong.

Danh tính 4 nạn nhân gồm: Nguyễn Kim Đồng (sinh năm 1976, tại xã Đại An, huyện Thanh Ba); Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1980, tại xã Bình Phú, huyện Phù Ninh); Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1979) và Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1967) đều trú tại xã Phượng Lâu, TP Việt Trì.

4 người thiệt mạng khi đang thi công tại công trình.
4 người thiệt mạng khi đang thi công tại công trình.

Chiều 1/9, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, ông Bùi Văn Quang đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn lao động nghiêm trọng này. Chủ tịch tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các địa phương có người bị nạn nhanh chóng hỗ trợ gia đình các nạn nhân lo hậu sự; yêu cầu TP Việt Trì nhanh chóng di dời 4 hộ gia đình đang sinh sống sát khu vực sạt lở ra khỏi nơi nguy hiểm.

Theo tìm hiểu của PV báo GD&TĐ, hiện Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ (gọi tắt là Trung tâm) là chủ đầu tư của dự án “Cải tạo, sửa chữa hàng rào phía sau nhà điều hành và cải tạo, nâng cấp nhà để xe của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ”.

Vậy nhưng, trả lời trên báo chí, ông Hồ Đại Dũng (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ) cho biết, khu vực thi công xảy ra vụ tai nạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng này không nằm trong phạm vi thực hiện của dự án, mà do Trung tâm thấy đợt mưa vừa rồi làm sạt trượt taluy, nên lãnh đạo Trung tâm báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ rồi tự ý thuê công nhân sửa chữa, cải tạo!?

Tìm hiểu của GD&TĐ được biết, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ là vợ một lãnh đạo tỉnh này.

Bạn đọc của báo GD&TĐ hiện rất quan tâm đến vấn đề, để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thiệt hại tới 4 mạng người thì ai và đơn vị nào phải chịu trách nhiệm? Liệu vụ việc trên có được Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố vụ án, điều tra làm rõ theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật hay không?

Báo GD&TĐ sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này!

Công trình xây dựng trái pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng của người khác thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 298 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

“Điều 298. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

  1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hoặc lĩnh vực khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 và Điều 281 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  2. a) Làm chết người;
  3. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  4. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  5. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  7. a) Làm chết 02 người;
  8. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  9. c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ