Vụ nước cống chuyển màu hồng ở TP Hà Tĩnh: “Thủ phạm” chưa lộ diện

GD&TĐ - Sau 20 ngày lấy mẫu xét nghiệm tại khu vực nước cống chuyển màu hồng, cơ quan chức năng Hà Tĩnh vẫn chưa tìm được “thủ phạm” gây ra sự việc trên.

Từng lớp bọt hồng phủ kín mặt nước cống Đập Bợt
Từng lớp bọt hồng phủ kín mặt nước cống Đập Bợt

Chưa thể điểm mặt “thủ phạm”

Như báo GD&TĐ đã thông tin, vào vào chiều 26/3, người dân sinh sống tại khu vực cống Đập Bợt (thuộc phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) tiếp tục phát hiện nước cống lại chuyển màu hồng.

Theo ghi nhận của PV vào thời điểm này, nước tại cống Đập Bợt có màu hồng. Sau khi đi qua miệng cống đã tạo thành những lớp bọt hồng, bốc mùi hôi thối và chảy thẳng ra khu vực sông Cụt.

Theo người dân, hiện tượng này đã xuất hiện trong nhiều năm qua. Gần đây nhất là vào tháng 1/2021, màu nước này cũng đã xuất hiện và được người dân quay lại.

Sau gần 20 ngày lấy mẫu xét nghiệm, "thủ phạm" khiến nước cống Đạp Bợt đổi màu vẫn chưa lộ diện
Sau gần 20 ngày lấy mẫu xét nghiệm, "thủ phạm" khiến nước cống Đạp Bợt đổi màu vẫn chưa lộ diện

Phía người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương về sự việc nhưng vẫn không được giải quyết triệt để.

Sau khi báo GD&TĐ phản ánh, ngày 27/3, cơ quan chức năng TP Hà Tĩnh đã xuống hiện trường để lấy mẫu xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, đã gần 20 ngày, “thủ phạm” khiến nước cống chuyện màu hồng vẫn chưa lộ diện.

Trao đổi với PV, ông Thân Viết Văn, Trưởng phòng TNMT thành phố Hà Tĩnh cho biết, kết quả xét nghiệm cho thấy trong mẫu nước không có hàm lượng độc hại nhưng hàm lượng amoniac cao, đạt ngưỡng 15mg/lít, trong khi tỷ lệ nước thải sinh hoạt là 10mg/lít. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm cũng cho thấy tỷ lệ của chất tạo màu và hàm lượng ô nhiễm chất dinh dưỡng khá cao.

“Hồ Đập Bợt là cuối nguồn của xả thải nước sinh hoạt thành phố Hà Tĩnh nên các chỉ số trên cao cũng là việc bình thường. Còn nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiện tượng trên thì chúng tôi vẫn đang trong quá trình xác minh”, Trưởng phòng TNMT cho biết.

Sẽ làm hồ điều hòa?

Liên quan đến vụ việc hồ Đập Bợt chuyển màu hồng, ông Điện Văn Minh (Chủ tịch UBND phường Thạch Quý) cho biết, sự việc này đã từng được người dân phản ánh. Tuy nhiên, sau khi phường cùng các cơ quan chức năng về kiểm tra lấy mẫu, kiểm tra các cống xả thải nhưng vẫn không phát hiện được đơn vị, cá nhân xả thải.

Theo ông Minh, việc xác định nguồn xả thải gây ra hiện tượng lạ này khá phức tạp, bởi có 4 phường đổ nước thải ra hồ Đập Bợt, gồm phường Tân Giang, Thạch Quý, Bắc Hà và Nguyễn Du.

Khu vực cống Đập Bợt (ảnh chụp vào ngày 26/3/2021)
Khu vực cống Đập Bợt (ảnh chụp vào ngày 26/3/2021)

“Sau khi báo phản ánh chúng tôi đã phối hợp với UBND TP cùng các phòng ban liên quan lấy mẫu nước, đồng thời kiểm tra các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và các nhà máy sản xuất trên địa bàn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các ngành các cấp vẫn chưa xác định được nguồn xả thải ra”, ông Minh nói.

Trước thông tin người dân cho rằng, nguồn nước này do một cơ sở sản xuất hương, và vàng mã trên địa bàn thải ra, ông Minh cũng cho biết cơ sở này đã ngừng hoạt động từ sau rằm tháng Giêng.

Được biết, năm 2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh từng có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình hồ điều hòa Đập Bợt. Theo quyết định, công trình sẽ bao gồm hồ điều hòa, sân chơi, hệ thống thoát nước, trạm bơm chống úng, cống điều tiết… Công trình do Ban điều phối dự án SRDP-IWMC Hà tĩnh làm chủ đầu tư với kinh phí gần 41 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau gần 5 năm, dự án này vẫn còn nằm trên giấy.

“Đúng là trước đây đã có quyết định về công trình này, nhưng do thiếu nguồn vốn đối ứng nên không thể triển khai. Nhưng mới đây, UBND TP đã quyết định tái triển khai dự án. Dự kiến trong năm nay, sẽ cho xây dựng hồ điều hòa Đập Bợt”, ông Minh thông tin thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.