Vụ nổ xảy ra ngày 4/8 được cảm nhận trên khắp thế giới và xatận đảo Síp, khiến tạo ra trận động đất 3,3 độ richter.
Theo nhà chức trách, vụ nổ bắt nguồn từ đám cháy tại một khocảng – nơi có một lô hàng khổng lồ chứa amonium nitrate trong nhiều năm. Đây làchất hóa học có thể dùng làm phân bón hoặc chất nổ.
Vụ nổ trên còn làm bị thương ít nhất 6.000 người và khiến300.000 người lâm vào cảnh vô gia cư hoặc mất nhà.
Thông tin cho thấy chất hóa học đã tồn tại nhiều năm như mộtquả bom hẹn giờ ở trung tâm thủ đô là bằng chứng gây sốc cho nhiều ngườiLebanon về sự rệu rã trong bộ máy nhà nước. Điều này đã tạo ra một số cuộc biểutình chống chính phủ.
Đây cũng là chiến thuật mới cho một phong trào phản đối nổilên vào tháng 10 năm ngoái nhằm yêu cầu loại bỏ một tầng lớp chính trị lâu naybị cáo buộc là vô hiệu và tham nhũng.
Một quan chức an ninh dẫn lời các chuyên gia Pháp làm việctrong khu vực nói với hãng tin AFP: "Vụ nổ tại cảng để lại một hố sâu 43 mét".
Các nhóm cứu hộ và cảnh sát Pháp nằm trong số lực lượng quốctế đến Lebanon giúp giảm bớt áp lực lên chính quyền địa phương vốn đang khôngthể tự mình thực hiện công tác cứu trợ.
Lực lượng cứu hộ Qatar, Nga và Đức cũng đang làm việc tại hiệntrường vụ nổ.
Trước đó, một số thông tin cho rằng hóa chất gây nổ đã tồn tạitrên con tàu "The Rhosus" đậu ở Beirut 7 năm trước.
Theo hãng tin The New York Times, con tàu mang cờ Moldovan củadoanh nhân Ingor Grechushkin có trụ sở tại đảo Síp có chuyến đi cuối cùng từ cảngBatumi, Gruzia vào tháng 9/2013, trên đường đến Mozambique nhưng chưa bao giờ tớinơi.
Con tàu được yêu cầu dừng đột xuất tại Beirut để lấy thêm hànghóa vận chuyển đến Jordan để lấy tiền – New York Times dẫn lời thuyền trưởngkhi đó là Boris Prokoshev.
Vừa tới cảng, con tàu bị chính quyền địa phương bắt giữ. Nó đãbị chủ sở hữu bỏ lại sau khi người thuê không còn quan tâm tới hàng hóa. Chấtammonium nitrate sau đó được đưa vào một nhà kho vì lý do an toàn. Tuy nhiên, nóđã không được bảo quản phù hợp, dẫn đến vụ nổ khủng khiếp – theo nhà chức tráchLebanon.