Vụ người dân “phong tỏa” đường vào bãi rác Nam Sơn: Sẽ giải quyết triệt để?

Trước đó, tối 12/7/2020, người dân ở thôn 2, xã Hồng Kỳ tự ýtổ chức "rào dậu ngăn sông" ngăn xe rác vào cổng số 1 của Khu liên hợpxử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn). Đêm 13/7, hơn 20 người dân ở thônĐông Hạ, xã Nam Sơn dựng lán ở trục đường chính dẫn vào cổng số 2 khiến đoàn xechở rác không thể vận chuyển vào bãi tập kết.

Hậu quả của việc người dân tự ý lập chốt khiến lượng rác thảiở nhiều khu vực nội thành bị ùn ứ nghiêm trọng gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễmmôi trường. Trước tình hình đó, TP Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo xử lý ngay tìnhtrạng phát tán mùi từ nước rỉ rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn để hạnchế tối đa việc ảnh hưởng tới cuộc sống người dân, báo cáo kết quả về Ủy banNhân dân thành phố trước ngày 20/7.

Vụ người dân “phong tỏa” đường vào bãi rác Nam Sơn: Sẽ giải quyết triệt để? ảnh 1
Rác lưu cữu sẽ khiến phát tán nước rỉ rác gây nguy hại cho môi trường

Theo một số người dân chặn xe rác, nguyên nhân khiến họ tựphát việc thành lập chốt chặn là họ được thông báo hết quý 2/2020, chính quyềnsẽ đền bù xong để người dân trong vùng ảnh hưởng của bãi rác này di dời nhưng đếnnay họ mới nhận được tiền đền bù đất nông nghiệp, còn đất ở, đất ao, đất vườn vẫnchưa được chi trả. Phương án mà UBND huyện sóc Sơn đưa ra trước đó không đượcthực hiện, mức đền bù xuống rất thấp nên người dân không đồng ý.

UBND TP Hà Nội chỉ đạo, chính quyền địa phương đảm bảo tiếnđộ hoàn thành đã được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo tại văn bản số2658/UBND-GPMB ngày 25/6; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thông tin đầyđủ về chế độ, chính sách giải phóng mặt bằng để người dân hiểu và chấp hành;cương quyết xử lý những trường hợp cố tình cản trở hoạt động của bãi rác, gây mấtan ninh trật tự khu vực…

TP Hà Nội cũng chỉ đạo các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môitrường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủđộng phối hợp, hướng dẫn Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn thực hiện công tác GPMBtheo đúng quy định, kịp thời báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyếtnhững nội dung vượt thẩm quyền.

Theo chuyên gia môi trường: Quá trình sinh hoạt của chúng ta hằng ngày tạo ra nhiều loại rác khác nhau. Khi thải ra môi trường các loại rác hữu cơ này sẽ bị phân hủy và tạo thành 1 loại chất lỏng do quá trình phân hủy vi sinh, chất lỏng này chính là nước rỉ rác. Bởi là chất lỏng tiết ra sau quá trình phân hủy của rác thải nên hợp chất nước này chứa rất nhiều các thành phần độc hại cho sức khỏe con người.

Có thể chia nước rỉ rác ra làm 2 loại: Nước rỉ rác từ những nơi tập kết ban đầu ở khu dân cư và nước rỉ rác tại những bãi tập kết rác tập trung với quy mô lớn. Tùy vào nguồn gốc khác nhau của các loại rác thải, mùa, khí hậu, điều kiện tự nhiên và thời gian lưu trữ rác, nước rỉ rác ở từng nơi lại có những đặc điểm khác nhau. Dù ở môi trường nào thì loại chất lỏng này cũng gây ra mùi hôi thối và ô nhiễm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.