Vũ khí hạt nhân mới LGM-35 Sentinel của Mỹ giá bao nhiêu?

GD&TĐ - LGM-35 Sentinel - chương trình vũ khí hạt nhân mới của không quân Mỹ - đang ngốn một lượng tiền khủng.

Rất khó để không quân Mỹ đưa ICBM LGM-35A Sentinel vào sử dụng theo đúng kế hoạch
Rất khó để không quân Mỹ đưa ICBM LGM-35A Sentinel vào sử dụng theo đúng kế hoạch

Giá của LGM-35 Sentinel - mà theo chính phủ, được cho là sẽ "tái cấp vốn hoặc hiện đại hóa" 400 tên lửa, 450 hầm chứa và hơn 600 cơ sở - đã tăng từ 96 tỷ USD lên khoảng 131,5 tỷ USD, mức tăng 37% được coi là một mức tăng "vi phạm nghiêm trọng" Đạo luật Nunn-McCurdy.

Đạo luật Nunn-McCurdy được đặt theo tên của Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Sam Nunn và Hạ nghị sĩ David McCurdy năm 1983, theo đó yêu cầu Lầu Năm Góc phải thông báo cho Quốc hội khi việc mua sắm vũ khí vượt quá chi phí cơ bản theo kế hoạch 15%.

Khi việc mua sắm vũ khí vượt quá 25% và chạm ngưỡng tối đa 50% chi phí ban đầu, điều này được cho là vi phạm “nghiêm trọng” đạo luật Nunn-McCurdy và buộc phải hủy bỏ, trừ khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xác nhận rằng, chương trình này rất quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Còn được gọi là Răn đe chiến lược trên mặt đất (GBSD), Sentinel ban đầu dự kiến ​​bắt đầu hoạt động vào năm 2029 với hợp đồng trị giá 13,3 tỷ USD được trao cho Northrop Grumman, một trong những tập đoàn công nghệ quốc phòng lớn nhất thế giới.

Cùng với sự gia tăng chi phí cao ngất ngưởng là sự chậm trễ kéo dài trong việc lập kế hoạch và những lo ngại về tiện ích của chương trình.

Khi Northrop Grumman được trao hợp đồng vào ngày 8/9/2020, chi phí cho mỗi hệ thống dự kiến là 118 triệu USD. Ước tính mới yêu cầu 162 triệu USD. Vào tháng 1/2024, không quân Mỹ cũng dự đoán hoạt động sẽ bị trì hoãn hai năm.

Báo cáo tháng 6/2023 của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ cho biết: “Sentinel bị chậm tiến độ do thiếu nhân sự, chậm trễ trong quá trình xử lý thông quan và các thách thức về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mật.

Ngoài ra, chương trình đang gặp phải sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, dẫn đến sự chậm trễ về lịch trình”.

Đáng chú ý nhất là nếu Sentinel vượt qua cuộc đánh giá bắt buộc do Đạo luật Nunn-McCurdy khởi động, liệu chương trình này - dự kiến tiêu tốn 264 tỷ USD cho đến khi kết thúc vòng đời của nó vào năm 2075 - có bám sát tổng ngân sách được phân bổ hay không? có tràn lan chi tiêu liều lĩnh?

Những người hoài nghi có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thực tế rằng, ngân sách ước tính dành cho Sentinel vào năm 2015 là khoảng 62 tỷ USD. Bây giờ nó đã nhiều hơn gấp đôi.

Tương quan so sánh

Trong thế giới hạt nhân hiện đại, ngân sách quốc phòng nhấn mạnh vào khả năng răn đe là một sáng kiến chiến lược hợp lý. Rốt cuộc, Mỹ hiện chỉ có một ICBM đang hoạt động, so với 6 của Nga, 4 của Trung Quốc và 5 của Triều Tiên.

Với LGM-30 Minuteman III - loại ICBM duy nhất đang được Mỹ sử dụng - sắp kết thúc vòng đời, việc các nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ muốn cập nhật và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất là điều dễ hiểu.

Nhưng bất chấp những dự báo chi phí không bền vững, vẫn chưa rõ chương trình Sentinel có phải là cách tối ưu để giải quyết những lo ngại này hay không.

Theo các nhà phê bình, ICBM trên đất liền là loại yếu nhất và kém hữu dụng nhất trong bộ ba hạt nhân, với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom chiến lược vượt trội hơn nhiều.

SLBM, cùng với 14 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đang hoạt động, đặc biệt hiệu quả nhờ khả năng không bị phát hiện dưới nước. Ngược lại, ICBM rất dễ bị tấn công.

William J. Houston, Giám đốc Chương trình Sức đẩy Hạt nhân Hải quân, cho biết vào năm 2022: “Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là một phần trong lực lượng răn đe của chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng nếu cần". Ông cũng gọi tàu ngầm là "lực lượng mạnh nhất thế giới hiện nay".

Theo hướng đó, đánh giá của Lầu Năm Góc ít nhất nên xem xét kỹ lưỡng các lựa chọn thay thế không chỉ rẻ hơn mà còn hiệu quả hơn.

Cùng với Northrop Grumman, Lockheed Martin và General Dynamics chỉ là một số tập đoàn nổi tiếng đã vận động mạnh mẽ để ủng hộ chương trình.

Một liên minh lưỡng đảng cũng đã được thành lập tại Thượng viện Mỹ, trong đó bao gồm Thượng nghị sĩ Mitt Romney của Đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Utah và Thượng nghị sĩ Jon Tester của Đảng Dân chủ đại diện cho bang Montana, hai người hưởng lợi chính từ sự đóng góp từ các nhà thầu ICBM.

Tuy nhiên, nhiều người gièm pha phản đối sự cần thiết của ICBM trên đất liền khi cho rằng, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm về cơ bản khiến chúng trở nên lỗi thời.

Một báo cáo năm 2021 của ReThink Media cho Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho thấy, 60% số người được hỏi ủng hộ các giải pháp thay thế cho GBSD. 64% ủng hộ việc trì hoãn và xem xét lại chương trình cũng như ủng hộ việc gia hạn LGM-30 Minuteman III.

Chỉ có 8% cho biết, họ cảm thấy an toàn hơn với việc chính phủ tăng chi tiêu quốc phòng.

Theo Defense news

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ