Vụ đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nước Sông Đà: Công tác quản lý vẫn còn sơ hở

GD&TĐ -  Trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng, từ vụ đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nước Sông Đà đã rút ra nhiều bài học về công tác quản lý.

Đại biểu Quách Thế Tản
Đại biểu Quách Thế Tản

Đại biểu Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình) thẳng thắn nói: Qua sự việc cho thấy, công tác quản lý của mình vẫn còn sơ hở, chưa chặt chẽ từ nguồn nước vào cho đến vấn đề bảo đảm môi trường, giữ gìn môi trường. Vì thế, những đối tượng xấu lợi dụng làm hỏng nguồn nước.

Đại biểu Quách Thế Tản cho rằng, đây là bài học để thấy mình càng phải cẩn thận hơn trong quản lý, trong đó có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý nguồn nước.

Còn theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn TP Hà Nội), từ sự việc đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nước Sông Đà cho thấy, nhận thức về công tác bảo vệ môi trường chưa đến nơi; đặc biệt cả phía công ty và TP Hà Nội cũng thực sự lúng túng khi phải ứng phó với sự cố môi trường như thế.

Rõ ràng, trước sức ép của dư luận và yêu cầu của các cấp, các ngành và tiếng nói của nhân dân thì họ đã nhận thức ra vấn đề. Họ đã thấy phải xin lỗi và giảm bớt thiệt hại cho người dân bằng cách trừ 1 tháng tiền nước. Như thế là thể hiện sự cầu thị.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh

Từ sự việc này, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh khuyến cáo, mỗi gia đình, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận biết được sự nguy hiểm nguồn nước bị ô nhiễm. Khi phát hiện những bất thường thì cần lên tiếng ngay.

Qua đây cũng là bài học sâu sắc cho cơ quan quản lý nhà nước rằng, phải bảo đảm an toàn, an ninh nguồn nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

“Vừa qua, nếu không phải là dầu thải, mà là chất khác thì không biết sẽ như thế nào. Đó là khủng hoảng truyền thông nhưng phải nhìn nhận đó là sự cố về môi trường để coi đó là bài học” – đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...