“Võ sĩ giác đấu” của Hải quân Việt Nam

Sau khi nhận thêm 2 tàu Projekt 10412 năm 2012, Việt Nam có trong tay tổng cộng 6 tàu tuần tra cao tốc lớp Svetlyak. Cùng với các tàu pháo TP-400 tự sản xuất, đây là các "đấu sĩ giáp lá cà" trên biển.

“Võ sĩ giác đấu” của Hải quân Việt Nam

Năm 2002, Nga đã chuyển cho Việt Nam 2 tàu tuần tra lớp Svetlyak khác, phiên bản Projekt 10410, mà Việt Nam đặt số hiệu là HQ-261 và HQ-263. 

Sau khi nhận 2 chiếc Projekt 10412 trong năm 2012, Việt Nam đã có trong tay tổng cộng 6 tàu tuần tra biên phòng cao tốc lớp Svetlyak.

Các tàu tuần tra nói trên được cho là sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra và phòng thủ biển của Việt Nam. Tàu tuần tra là thành phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ có chiều sâu bên cạnh các tàu phóng lôi, tàu tên lửa cao tốc Molniya, tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9, tàu ngầm Kilo...

Mỗi loại tàu gánh vác chức năng, nhiệm vụ khác nhau, mặc dù không được trang bị "khủng" như các chiến hạm khác nhưng vai trò của Svetlyak tựa như những người lính canh vòng ngoài cần mẫn. 

Tuy nhiên, khi lâm trận chúng lập tức có thể biến thành các "võ sĩ giác đấu" trên biển, phát huy uy lực tối đa trong các trận chiến ở cự ly gần khi mà các tàu tên lửa hay tàu ngầm không có lợi thế.

Tàu tuần biên lớp 10410 và 10412 Svetlyak (Светляк - đom đóm) là lớp tàu đã có trong biên chế của Hải quân Việt Nam. Tàu có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ đường biên giới trên biển, tài nguyên biển, đảo và quần đảo, chống xâm nhập trái phép và chống mọi hành vi xâm hại chủ quyền quốc gia trên biển và bờ biển.

Tàu tuần biên Type 10410 và Type 10412 được thế giới biết với cái tên khá nổi tiếng là Svetlyak từ trước đến nay luôn là sản phẩm được ưu tiên phát triển của Công ty đóng tầu Almaz.

Thân tàu được thiết kế tối ưu nhất cùng với động cơ diesen tự động làm cho việc khai thác sử dụng tầu thuận lợi nhất và tiết kiệm, đồng thời có tốc độ hải hành cao. Tốc độ cực đại là 30 dặm/giờ (55.56km/h)…tầm xa hoạt động lên đến 2.200 hải lý.

Vũ khí trang bị thân tàu theo biên chế (thời bình) bao gồm có hệ thống pháo hạm 76,2 mm và pháo liên thanh 30 mm cho phép tàu tuần biên có được uy lực vượt trội hơn so với các tầu khác cùng lượng giãn nước được trang bị vũ khí của các hãng "OTO Melara", "Bofors" và các hãng tàu khác.

“Võ sĩ giác đấu” của Hải quân Việt Nam ảnh 1
Svetlyak trong xưởng đóng tầu trước khi hạ thủy

Svetlyak trong xưởng đóng tàu trước khi hạ thủy.

Các tầu tuần biên theo dự án 10410 và 10412 được thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Thiết kế tầu biển của công ty đóng tầu quốc gia Almaz.. Tổng công trình sư là A.L. Ivtrenco.

Mục đích sử dụng:

Ngăn chặn sự xâm nhập biên giới đường biển của quốc gia.

Kiểm tra theo dõi các tàu nước ngoài trong khu vực kinh tế, bảo đảm cảnh giới các tài nguyên biển trong khu vực lợi ích quốc gia.

Bảo vệ các tuyến đường giao thông vận tải và các công trình nhân tạo, bảo vệ các tàu dân sự khỏi sự tấn công của các lực lượng phá hoại và khủng bố.

Đánh trả hiệu quả các cuộc tấn công từ trên không, trên biển và dưới biển tầu ngầm và người nhái.

Thông số kỹ thuật 

“Võ sĩ giác đấu” của Hải quân Việt Nam ảnh 3

 Động lực thân tầu và điện nguồn

Động lực chính của tàu là 3 động cơ diesen M 520, mỗi động cơ được nối với một trục chân vịt. Mỗi động cơ có công suất là 3,530 kW (4,800-hp). Cho tổng công suất sử dụng của tầu là 16,200 kW.

Điện nguồn thân tàu được cung cấp bởi 3 động cơ phát điện diesen, cung cấp điện nguồn 3 pha 380V – 50 Hz.

Vũ khí trang bị

(Project 10410)

Pháo hạm

Để tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và bờ biển, tầu được trang bị pháo hạm tự động:

Pháo АК-176М cỡ nòng 76,2 mm, cơ số đạn - 152 viên

Pháo АК-630М cỡ nòng 30 мм, cơ số đạn - 3000 viên

Hệ thống điều khiển hỏa lực ra đa РЛС МР-123-02 (chế độ - tự động và dự phòng)

Đối với súng АК-176М, ngoài chế độ tự động, có chế độ bắn tại chỗ bằng thiết bị К221А và VD221 trong ụ súng.

Tên lửa phòng không

Tàu có trong biên chế chính thức 16 hệ thống tên lửa phòng không vác vai loại Igla. Vị trí bắn tên lửa của xạ thủ có tay cầm và bệ tỳ lưng. Tên lửa được đặt trong các thiết bị chứa đạn giảm xóc.

Vũ khí chống tàu

Trên tàu có lắp hai hệ thống phóng ngư lôi ОТА-40А-2 với hệ thống điều khiển phóng SU-406.

Chống người nhái hoặc xuồng đổ bộ, bộ binh.

Súng phóng lựu МRG-1 hoặc DP – 64 .

(Project 10412)

Pháo hạm

Pháo hạm АК-306М cỡ nòng 30 mm – 2 hai ụ pháo hạm, cơ số đạn là 2000 viên đạn cho mỗi ụ súng và 1000 viên dự trữ.

Hệ thống điều khiển hỏa lực SP – 521 Racurs bảo đảm tự động bám mục tiêu và điều khiển hỏa lực. Đồng thời có thể trang bị hệ thống quang ảnh Garnhizon – 5.

Để điều khiển bắn bán tự động từ xa, đã được lắp đặt 2 bộ điều khiển "Kolonka – 219-1”

Hỏa lực bắn thẳng.

Trên tầu có thể lắp súng máy phòng không loại 14,5mm hai hệ thống ụ súng loại MPTU, cơ số đạn là 5000 viên cho mỗi ụ súng.

Vũ khí cá nhân và cơ số đạn nằm trong các hộp chứa đặc biệt dạng hình tháp.

Ngoài ra, dự án 10412 là phiên bản xuất khẩu của dự án 10411, được chế tạo mẫu dành cho xuất khẩu, Almaz chỉ sản xuất có một phiên bản có lắp hệ thống tên lửa chống tàu Uran- E X- 35 với tầm bắn xa 130 km. 8 ống phóng tên lửa mỗi bên. Sử dụng radar dẫn đường và điều khiển hỏa lực Garpun-Bal.

Loại tàu 10411 và 10412 đều là các tàu có khả năng sử dụng vũ khí với sóng biển cấp 5, hoạt động tuần biên với sóng cấp 7, biển động mạnh. 

Với cơ chế 3 động cơ chân vịt, tàu có khả năng tăng tốc rất nhanh và đột ngột, hệ thống hỏa lực cho phép chặn đứng mọi con tầu cao tốc đột nhâp trong lưới đạn dầy đặc.

Đồng thời nếu có xung đột, tàu có khả năng tấn công các mục tiêu lớn hơn bằng tên lửa hành trình X-35 trong điều kiện hải hành tốc độ cao. Cơ bản, lớp tầu Svetlyak là một tầu đa nhiệm tuần biên có thể đáp ứng được cả yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

“Võ sĩ giác đấu” của Hải quân Việt Nam ảnh 4Pháo hạm AK 176“Võ sĩ giác đấu” của Hải quân Việt Nam ảnh 6Pháo hạm AK 630Súng phóng lựu chống bộ binh loai DP-64
Hệ thống điều khiển lái tàu và thông tin liên lạc

Trên thân tầu lắp hệ thống hoa tiêu dẫn đường cho tầu, đảm bảo điều khiển tầu, định vị tầu trên hải đồ, tính toán đường đi và các thông số về hải trình cho lái tầu, chỉ huy và các cấp chỉ huy tầu.

Hệ thống radarBuồng lái
 Radar hàng hải Liman

Hệ thống định vị/dẫn đường vệ tinh SCh-1

Hệ thống thông tin liên lạc tự động R-784B

Để thuận tiện cho thông tin liên lạc giữa tầu với căn cứ, các tầu khác và với không quân hải quân, trên tàu lắp đặt các hệ thống thiết bị thông tin liên lạc ở các tần số như KV, MV, UKV ở chế độ móc xơ và chế độ telec. Hệ thống liên lạc nội bộ bằng loa và đài phát thanh.

Thân tàu

Thân và sàn tàu, khung sườn được thực hiện bằng phương pháp hàn hiện đại, tôn dùng đóng tầu là loại thép hợp kim thấp. Khung sườn của tàu, sàn tàu và một số các vách ngăn được làm bằng hợp kim nhôm – magiê. Để chống rỉ, tầu được thiết kế hệ thống điều chỉnh âm cực điện cảm ứng.

ĐIỂM DANH VŨ KHÍ SIÊU HIỆN ĐẠI CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM

Theo TPO

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.