Vợ chồng xưng hô kiểu này sớm muộn hôn nhân cũng ‘tan đàn xẻ ghé’

Cách xưng hô của vợ chồng rất quan trọng, nó vừa thể hiện tình cảm vợ chồng dành cho nhau, vừa là cách giáo dục, giúp con cái tự hào về bố mẹ chứ không phải làm gương, thói xấu cho con cái.

(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)

Trong hôn nhân, một trong những yếu tố quan trọng giữ lửa hôn nhân đó là cách xưng hô. Vợ chồng xưng hô càng thân mật thì tình cảm càng nồng đượm, bền lâu, vợ chồng mà xưng hô “Mày – Tao” thì mối quan hệ ấy sớm muộn cũng tan vỡ. Chẳng có cặp vợ chồng nào hạnh phúc khi cứ gọi nhau là “Mày – Tao”.

Cách xưng hô phản ánh rất nhiều tình cảm của nửa kia, chỉ khi người ta yêu, muốn gắn kết thì mới gọi nhau bằng những cái tên thân thương, tình cảm. Mày – Tao là cách xưng hô của những người bạn, mối quan hệ xã giao bên ngoài chứ không phải cách xưng hô của vợ chồng. Không ai hạnh phúc khi gọi nhau như thế, cách gọi như thế sẽ khiến người ngoài đánh giá tình cảm của 2 vợ chồng bạn ở mức độ báo động, sớm có dấu hiệu tan vỡ. 

Cách xưng hô của vợ chồng rất quan trọng, nó vừa thể hiện tình cảm vợ chồng dành cho nhau, vừa là cách giáo dục, giúp con cái tự hào về bố mẹ chứ không phải làm gương, thói xấu cho con cái. Sẽ thế nào khi trong bài văn của con, con viết bố mẹ xưng hô “Mày – Tao” với nhau, mắng chửi nhau bằng những lời khiếm nhã? Đó là cách bạn thể hiện tình yêu, để con cái nhìn vào ư?

Một cách vợ chồng biết nghĩ, muốn hạnh phúc họ luôn gọi nhau bằng “Vợ - chồng; anh – em, ông bà xã” và không ngại thể hiện tình cảm, những cử chỉ yêu thương trước mọi người. Yêu, quan tâm nhau chẳng có gì là xấu cả, ngược lại bạn còn khiến người ta ghen tỵ với bạn đấy. Nhưng cách xưng hô “Mày – Tao” thì sao chứ? Đó là biểu hiện của những cặp vợ chồng không hạnh phúc, không có niềm tin vào nhau, họ luôn nghi ngờ, thái độ với người kia. Rồi kết cục của cách xưng hô “Mày – Tao” lại là chia tay. 

Đứa bạn tôi là 1 ví dụ. Ngày xưa nó và chồng nó cũng yêu nhau thắm thiết lắm, 5 năm mới cưới nhưng 2 đứa chỉ hơn nhau 2 tuổi. Lấy về, 2 đứa toàn gọi nhau bằng “Mày – Tao”, chỉ xưng hô thân mật khi có mặt người lớn ở đó. Dần thành thói quen, lúc nào vợ chồng cũng gọi nhau bằng mày, tức giận thì mắng chửi nhau không thiếu câu gì. Sau 3 năm kết hôn nó gọi điện thở dài với tôi: “Tao chia tay thằng chồng tao rồi. Tao quá mệt mỏi khi sống với nó!”.

vo-chong-cai-nhau-0-2028

Tôi hỏi lý do, nó chỉ cười nhạt rồi nói hết yêu, lấy nhầm chồng nhưng tôi vẫn nhận thấy sự luyến tiếc trong nó. Trước đó tụi nó đã có 1 thời gian dài yêu đương hạnh phúc, ấy vậy mà mọi thứ lại kết thúc nhanh chóng sau khi kết hôn cũng chỉ vì cách xưng hô “Mày – Tao”, chỉ vì thiếu tin tưởng nhau.

Khi xưng hô thân mật, vợ/chồng vẫn nể nhau mà tôn trọng, lắng nghe người kia nói gì. Nhưng khi những lời “Mày – Tao” được phát ra 1 cách thoái mái thì họ cũng không chịu nhịn, sẵn sàng hơn thua nhau trong từng câu nói. Mâu thuẫn xảy ra, không ai chịu nhịn ai và ai cũng có cái lý do của mình, cho rằng mình đúng thì mọi thứ chấm dứt hết rồi.

Yêu nhau đã khó, nên duyên vợ chồng lại càng khó hơn nên phải biết trân trọng, nhưng chỉ vì cách xưng hô “Mày – Tao” mà mọi thứ đổ vỡ hết. Liệu có đáng không?

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ