Vợ cao tay khiến chồng và nhân tình mất 1,3 tỷ đồng trong vòng 1 nốt nhạc

Thậm chí cô ả còn khoe tấm ảnh anh Tằng tận tình bóc vỏ tôm cho người tình. Mục đích của "tiểu tam" không gì khác là kích động chị Châu ly hôn chồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chuyện vợ chồng có mối quan hệ ngoài luồng đã không còn là điều xa lạ trong xã hội ngày nay. Có muôn vàn lý do để vợ/chồng bao biện cho sự phản bội. Và những kẻ mang danh "tiểu tam" luôn khiến mọi người ngán ngẩm bởi biết người ta đã có gia đình nhưng vẫn cố tình phá hoại.

Chị Châu sinh sống tại Trung Quốc, kết hôn với anh Tằng vào tháng 8/2016. Khi hay tin mẹ đẻ mắc bệnh ung thư, chị Châu thảo luận với chồng rằng, chị sẽ dẫn theo con về thăm nhà mẹ đẻ và muốn tự tay chăm sóc mẹ một thời gian.

Sau hơn 1 tháng trở về, chị Châu kinh ngạc khi thấy quần lót của phụ nữ và bao cao su đã sử dụng vương vãi trên sàn nhà. Khi đó, chị Châu mới vỡ lẽ, hóa ra trong khoảng thời gian chị về chăm sóc mẹ đẻ, anh Tằng đã dắt tình nhân về sống chung một nhà.

Sau khi vợ gặng hỏi, anh Tằng thẳng thắn thừa nhận đã ngoại tình với chị Trương bấy lâu nay. Tuy nhiên, điều khiến chị Châu đau lòng là, anh Tằng không tỏ ra hối lỗi, cũng không đồng ý chấm dứt mối quan hệ sai trái với người tình.

Ngoài ra, chị Châu phát hiện điện thoại của chồng và tình nhân đặt biệt danh gọi nhau mùi mẫn là "chồng yêu", "vợ yêu". Thậm chí, họ còn lưu nhiều ảnh thân mật trong điện thoại.

Kiểm tra nội dung tin nhắn trong điện thoại của chồng, chị Châu bàng hoàng nhận ra nhân tình cũng đã có gia đình, từng mang thai với anh Tằng và đã lén lút phá thai.

Chị Châu đau đớn dọa kiện hai người vì vi phạm luật hôn nhân một vợ một chồng. Chẳng ngờ, "tiểu tam" đanh giọng trêu tức: "Mỗi khi cô gọi điện cho chồng, tôi đều ở bên anh ấy". Thậm chí cô ả còn khoe tấm ảnh anh Tằng tận tình bóc vỏ tôm cho người tình. Mục đích của "tiểu tam" không gì khác là kích động chị Châu ly hôn chồng.

Chị Châu tức giận quyết định kiện chồng và tình nhân lên tòa án. Khi đứng trước tòa, tiểu tam chối bay không có gian tình với anh Tằng, phủ nhận chuyện sống chung, bởi tình cảm của chị với chồng rất hòa hợp.

Thậm chí "tiểu tam" còn khẳng định cái thai đã phá là của chồng, không liên quan đến anh Tằng. Chị Trương tự nhận là bản thân suy nghĩ quá đơn giản nên mới tìm đến anh Tằng tâm sự kể khổ.

Còn việc đặt biệt danh anh Tằng là "chồng yêu" trong điện thoại, chị Trương không thừa nhận và phán câu xanh rờn: "Tôi không biết có chuyện đó!".

Về phần anh Tằng cũng lý lẽ không thua kém tình nhân. Anh Tằng than thở do thường xuyên cãi nhau với vợ nên tâm trạng rất buồn bực. Do anh giận vợ, nên mới gọi chị Trương là "vợ yêu". Còn chuyện quần lót phụ nữ và bao cao su đã sử dụng thì anh ngây ngô không hay biết. 

Cho dù anh Tằng và nhân tình luôn miệng chối tội, nhưng trước những bằng chứng đanh thép, tòa án đã xử phần thắng thuộc về chị Châu. Đồng thời, tòa án yêu cầu anh Tằng và chị Trương phải bồi thường phí tổn thất tinh thần cho chị Châu là 400.000 NDT (khoảng 1,3 tỷ đồng).

Trong câu chuyện trên, anh Tằng là chồng nhưng đã không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của một người chồng. Biết rõ vợ phải chăm sóc mẹ đẻ, anh Tằng là phận con rể không lui tới thăm mẹ vợ, đằng này anh còn đưa tình nhân về sống chung một nhà.

Đừng nói là người vợ, đến người ngoài cuộc như chúng ta cũng phải điên tiết bởi cách hành xử quá đáng của người chồng.

Tình nhân của anh Tằng đúng là miệng mồm cáo già. Trước mặt "chính thất" thì chị khoe khoang tình yêu anh Tằng giành cho mình. Nhưng đứng trước tòa án thì chị trở mặt, chị ta chối bay chối biến tất cả cho dù bằng chứng hai người vụng trộm rõ rành rành. Chẳng trách, người đời không thể có 1 chút ánh mắt thương hại dành cho những kẻ thứ 3 bất kể lý do là gì.

Phí phạt mà toàn án dành cho hai kẻ vụng trộm xem ra vẫn còn quá nhẹ nhàng so với nỗi đau mà người vợ phải chịu khi bị chồng phản bội.

Chị Châu chắc hẳn phải mất một khoảng thời gian dài mới có thể vực dậy tinh thần và bước ra từ đổ vỡ để bắt đầu cuộc sống mới cho chính mình.

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.