Virus gây cảm lạnh có thể chống lại Covid-19

Virus gây cảm lạnh có thể chống lại Covid-19

Tế bào miễn dịch T

PGS.TS Hoàng Thị Mỹ Nhung và Th.S Bùi Việt Anh - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec giải thích: "Tế bào miễn dịch bao gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiềm, tế bào mast, bạch cầu đơn nhân mono, đại thực bào, tế bào đuôi gai, tế bào diệt tự nhiên và tế bào lympho (tế bào B và tế bào T)".

Cụ thể, mỗi loại tế bào miễn dịch đóng một vai trò riêng trong hệ miễn dịch. Các tế bào lympho T có nhiều vai trò khác nhau và dựa trên loại protein có trên bề mặt tế bào, được chia thành hai loại lớn: Tế bào T CD8 + và tế bào T CD4 +. Các tế bào T thực hiện nhiều chức năng, bao gồm tiêu diệt tế bào bị nhiễm bệnh và kích hoạt hoặc tuyển dụng tế bào miễn dịch khác.

Hai chyên gia cho biết, các tế bào T CD8 + cũng được gọi là tế bào T gây độc tế bào hoặc tế bào lympho T gây độc tế bào (CTL). Chúng rất quan trọng để nhận biết và loại bỏ các tế bào bị nhiễm virus và tế bào ung thư. 

CTL có các ngăn chuyên biệt hoặc hạt chứa độc tố tế bào gây ra apoptosis, tức là chết tế bào được lập trình. Do tính hiệu lực, việc giải phóng các hạt được điều chỉnh chặt chẽ bởi hệ thống miễn dịch.

Chống lại Covid-19 nhờ virus cảm lạnh?

Sáng 10/8, bác sĩ Lê Thành Phúc - Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng thông báo, 4 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh, bao gồm: BN423, BN424, BN441, BN442. Các bệnh nhân này sẽ tiếp tục được cách ly, theo dõi tại địa phương và có sự quản lý của nhân viên y tế. Bệnh viện Phổi Đà Nẵng sẽ bố trí xe đưa bệnh nhân về địa phương. 

Trước đó, một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ cho thấy, có những người chưa từng nhiễm Covid-19, nhưng vẫn có các tế bào miễn dịch T phản ứng được với virus SARS-CoV-2. 

Theo đó, những tế bào T của người tham gia đã học được cách chống lại họ virus Corona, bao gồm virus gây cảm lạnh thông thường mà họ từng mắc.

Các nhà khoa học đã phân tích máu của 25 tình nguyện viên được thu thập từ năm 2015 - 2018. Mặc dù, Covid-19 chưa bùng phát trong thời gian này, nhưng các tế bào T trong những mẫu máu trên vẫn nhận diện được virus SARS-CoV-2 cũng như 4 chủng virus Corona gây cảm lạnh thông thường.

Mới đây, các nhà khoa học Đức phát hiện, cứ 3 tình nguyện viên sẽ có một người sở hữu tế bào miễn dịch T với khả năng nhận dạng virus SARS-CoV-2. 

Đặc biệt là, những người này cũng chưa từng nhiễm Covid-19. Các nhà nghiên cứu kiểm tra cách tế bào T hỗ trợ phản ứng với những đoạn gen Covid-19 tổng hợp trong máu của 68 người khỏe mạnh. 

Nghiên cứu cũng xem xét phản ứng miễn dịch tương tự ở 18 bệnh nhân nhiễm Covid-10. Tế bào T hỗ trợ giúp thúc đẩy phản ứng miễn dịch từ tế bào và kháng thể khác, nhưng vai trò của chúng trong công cuộc chống lại virus SARS-CoV-2 vẫn là điều chưa rõ ràng. 

Một số nhà nghiên cứu nhận định, việc nhiễm cảm lạnh gần đây có thể giúp bệnh nhân có triệu chứng Covid-19 nhẹ hơn.

Giả thuyết miễn dịch chéo

Trước đó, có nhiều giả thuyết được đưa ra khi Việt Nam và nhiều quốc gia khác có tỷ lệ người mắc Covid-19 thấp cũng như diễn biến nhẹ. Một trong số đó là giả thuyết về việc tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh lao.

ThS.BS Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên Vắc-xin, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City từng nhận định, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng nhiều khả năng vắc xin sởi và thủy đậu có phản ứng chéo với virus SARS-CoV-2. 

Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM nhận định, không phải riêng Covid-19, cả virus gây dịch MERS và dịch SARS cũng "không thích con nít".

Theo chuyên gia này, có rất nhiều cách giải thích, nhưng lý do thuyết phục nhất hiện nay là trẻ em được bảo vệ bằng hai mũi vắc xin sởi và thủy đậu có phản ứng chéo với SARS-CoV-2.

"Điều này được chứng minh qua hai đợt dịch trước là SARS và MERS. Thực tế bây giờ cũng cho thấy điều này", bác sĩ Khanh nói.

Đồng tình với quan điểm trên, ThS. BS Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC cho rằng, đó giả thuyết đáng tin cậy nhất hiện nay. Vì vậy, người lớn được khuyến cáo đi tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella và thủy đậu.

"Hy vọng rằng, với giả thuyết này, vắc xin cũng sẽ giúp bảo vệ chéo cho nhóm người lớn", chuyên gia cho hay. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.