Vĩnh Phúc thông qua mức học phí năm học mới

GD&TĐ - Mức học phí tại cơ sở giáo dục công lập vừa được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc thông qua và có hiệu lực từ 1/8/2023.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Nghị quyết số 13 quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024.

Theo đó, đối với học sinh tại các phường thuộc thành phố Vĩnh Yên và Phúc Yên, học phí mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở mức 300.000 đồng/học sinh/tháng (không quá 9 tháng/năm học).

Vùng nông thôn gồm các xã, thị trấn không phải là vùng dân tộc thiểu số miền núi, mức học phí với các cấp học là 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mức thu học phí các cấp học trên được điều chỉnh về chung mức 50.000 đồng/học sinh/tháng.

Đối với cấp THPT và Giáo dục thường xuyên cấp THPT, mức thu học phí là 300.000 đồng/học sinh ở vùng thành thị; 200.000 đồng/học sinh ở vùng nông thôn; 100.000 đồng/học sinh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Riêng trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, học phí là 360.000 đồng/học sinh.

Nghị quyết nêu rõ học sinh tiểu học đang học tại các cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí.

Học phí đối với cấp Tiểu học quy định tại Nghị quyết này dùng làm cơ sở để hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học đang học tại cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định mức thu học phí học trực tuyến (học online) bằng 80% mức thu học phí trực tiếp được quy định nêu trên.

Về lý thuyết, mức thu học phí năm học 2023-2024 giữ nguyên như mức thu học phí được áp dụng trong năm học 2022-2023 (qui định trong Nghị quyết 13 năm 2021). Tuy nhiên, năm học 2022-2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 trong đó yêu cầu các Bộ, Ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 như năm học 2021 - 2022.

Nghị quyết của Chính phủ còn nêu: “Trường hợp địa phương tăng học phí năm học 2022 - 2023 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021 - 2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định”.

Và, mức thu học phí thực tế tại Vĩnh Phúc năm học 2022-2023 (sau khi có Nghị quyết 165 của Chính phủ) đối với bậc học Mầm non ở thành thị thấp nhất là 100.000đ và cao nhất là 160.000đ; nông thôn từ 60.000 – 100.000đ; từ 30.000 – 60.000đ đối với dân tộc thiểu số và miền núi.

Bậc THCS mức thu là 80, 60 và 30 nghìn đồng tương ứng với khu vực thành thị, nông thôn, dân tộc thiểu số và miền núi

Bậc THPT, GDTX cấp THPT lần lượt là 120, 90 và 60 nghìn đồng. Riêng THPT Chuyên Vĩnh Phúc là 180 nghìn đồng.

Như vậy, năm học 2023-2024 nếu không có sự điều chỉnh từ Chính phủ thì mức thu học phí của Vĩnh Phúc sẽ tăng so với năm học trước. Và, mức thu này phù hợp với Nghị định 81 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Theo lộ trình của Nghị định 81, học sinh mầm non sẽ được miễn học phí từ năm học 2024-2025. Học sinh THCS được miễn học phí từ năm học 2025-2026.

Sau khi Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc được ban hành, nhiều phụ huynh mong muốn Vĩnh Phúc tiếp tục có Nghị quyết về miễn học phí như một số địa phương đã làm để chia sẻ khó khăn với người dân trong thời điểm hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.