Vĩnh Phúc: Đầu tư cho giáo dục vì sự phát triển bền vững

GD&TĐ - Nhiều cơ chế, chính sách về phát triển giáo dục được lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương cụ thể hóa bằng các văn bản, nghị quyết, hành động cụ thể... thể hiến sự quan tâm đặc biệt đối với ngành.

Giờ ngoại khóa của cô và trò trường THCS Liên Bảo, TP. Vĩnh Yên.
Giờ ngoại khóa của cô và trò trường THCS Liên Bảo, TP. Vĩnh Yên.

Từ “Hội nghị Diên Hồng”

Ngay sau khi Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức thành công, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đã có buổi đối thoại với cán bộ quản lý toàn ngành Giáo dục trên địa bàn. Đây là hội nghị đối thoại mở đầu tiên và được ví như “Hội nghi Diên Hồng” của ngành giáo dục tỉnh nhà.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu tại hội nghi đối thoại với cán bộ quản lý ngành giáo dục.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu tại hội nghi đối thoại với cán bộ quản lý ngành giáo dục.

Hội nghị có ý nghĩa quan trọng cho thấy sự quan tâm lắng nghe, chia sẻ tâm tư nguyện vọng, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, đồng thời tiếp tục tiếp lửa và tạo động lực của người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tới sự ổn định, phát triển của đội ngũ thầy và trò, tới chất lượng, hiệu quả của ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc, tạo được sự tin tưởng, đồng thuận, quyết tâm trong đội ngũ, trong cả hệ thống chính trị và nhân dân.

Hội nghị đã lắng nghe 18 lượt ý kiến đề xuất, các câu hỏi và kiến nghị cũng như “hiến kế” tâm huyết tạo đà cho giáo dục Vĩnh Phúc phát triển bứt phá trong giai đoạn mới của lãnh đạo các nhà trường, đại diện các phòng GD&ĐT, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.

Một tiết học tại trường THCS Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Một tiết học tại trường THCS Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đã có những chia sẻ chân tình, sâu sắc cho thấy sự thấu hiểu, sự quan tâm đến GD&ĐT của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy giao UBND tỉnh cùng các sở, ngành liên quan xem xét nội dung nào cần trước, cấp bách thì tập trung tháo gỡ ngay; đồng thời giao các cơ quan liên quan triển khai rà soát ngay toàn bộ các chính sách về giáo dục và đào tạo để báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND ban hành nghị quyết để thống nhất thực hiện.

Đáp ứng, thực hiện ngay trong năm học 2020-2021 việc tăng chi thường xuyên, từ chi trả lương cho các nhân viên hợp đồng như bảo vệ, vệ sinh, nấu ăn, điện nước... đảm bảo hết các nội dung cần thiết và đáp ứng yêu cầu về các hoạt động trợ giảng trong các đơn vị, nhà trường. Hỗ trợ cho giáo viên mầm non đứng lớp hàng ngày. Hỗ trợ cho giáo viên đứng lớp 2 buổi/ngày. Hỗ trợ để giáo viên đạt mức lương trên mức lương tối thiểu.

Đến các Nghị quyết cụ thể

Xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngay từ khi tái lập tỉnh, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Vĩnh Phúc vẫn dành nguồn lực ưu tiên phát triển GD&ĐT, lấy GD&ĐT là mục tiêu, động lực để phát triển.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (bìa phải) tại hội nghị tuyên dương gương điển hình ngành giáo dục.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (bìa phải) tại hội nghị tuyên dương gương điển hình ngành giáo dục.

Thực tế chứng minh, nhiều năm qua, giáo dục Vĩnh Phúc đã vươn lên khẳng định “thương hiệu” luôn ở tốp đầu cả nước về chất lượng giáo dục mũi nhọn cũng như giáo dục đại trà. Song vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Những bất cập cần điều chỉnh liên quan đến chính sách phân cấp đầu tư, tài chính, khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập. Vấn đề về đội ngũ và chính sách đối với nhà giáo, như biên chế, tuyển dụng, thu hút nhân tài, mức thu nhập cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Vấn đề về xã hội hóa trong giáo dục... cần phải có những giải pháp khắc phục.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách quan tâm đến đội ngũ giáo viên.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách quan tâm đến đội ngũ giáo viên.

Mục tiêu Vĩnh Phúc là phát triển GD&ĐT gắn với phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH tỉnh theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại phù hợp với yêu cầu hội nhập trong nước và quốc tế. Quan điểm này được thống nhất từ tỉnh đến địa phương và cơ sở.

Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Vĩnh Phúc. Xác định giáo dục là nền tảng cho sự phát triển, nhiều năm qua, thành phố Vĩnh Phúc đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển GD&ĐT.

Ngày 25/5/2016, Thành ủy Vĩnh Yên đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU về: “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giai đoạn 2016-2020”. Với quan điểm: Phát triển giáo dục của thành phố dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước, vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp vào thành phố trong giai đoạn mới. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển con người, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trên cơ sở đó, mục tiêu chung được đặt ra là tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Kết quả thực hiện Nghị quyết đã góp phần đưa giáo dục Vĩnh Yên lên vị trí dẫn đầu toàn tỉnh.

Tiếp bước thành công của Nghị quyết 03, ngày 21/01/2021, Thành ủy Vĩnh Yên nhiệm kỳ 2020 -2025 ban hành Nghị quyết 01-NQ/TU về “Phát triển giáo dục và đào tạo thành phố giai đoan 2020 -2025, tầm nhìn đến 2030” với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, gắn nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố. Trong đó có các mục tiêu cụ thể như: Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, trong sạch; môi trường giáo dục an toàn, thân thiện; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp. Duy trì giáo dục toàn diện đứng đầu toàn tỉnh; giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn nhằm trong tốp đầu của tỉnh. Ngay sau khi ra đời, Nghị quyết đã nhận được sự đồng tâm, đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân.

Một giờ học của học sinh mầm non tại huyện Vĩnh Tường.
Một giờ học của học sinh mầm non tại huyện Vĩnh Tường.

Có thể thấy, thành công của giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc trong năm qua là kết quả của quá trình chỉ đạo sáng tạo, năng động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chung tay góp sức của toàn xã hội, đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh toàn ngành. Đây là nền tảng quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác đổi mới căn bản, toàn diện, chất lượng về giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.