Việt Nam thăng tiến mạnh nhất Đông Nam Á trong 10 năm qua

Sau 10 năm, Việt Nam nhảy vọt 39 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, trong khi các nước Đông Nam Á cũng đang chuyển mình đáng kể.

Kawin Thamsatchanan đang thử sức tại châu Âu
Kawin Thamsatchanan đang thử sức tại châu Âu

Sau tròn một thập kỷ, bóng đá Đông Nam Á đang cho thấy những dấu hiệu phát triển trên toàn bộ khu vực. Tại đấu trường châu lục cấp CLB, các đại diện Đông Nam Á không còn quá yếu thế so với đối thủ ở các khu vực còn lại.

Chất lượng cầu thủ cũng tăng lên đáng kể. Nguồn cầu thủ Việt Nam và đặc biệt là Thái Lan có sức hút hơn rất nhiều. Nhiều cầu thủ Thái Lan trở thành "thỏi nam châm" thu hút các đội bóng tại J.League 1 như Chanathip Songkrasin hay Theerathon Bunmathan.

Một vài cầu thủ bắt đầu hướng sang châu Âu tìm kiếm cơ hội. Thủ môn Kawin của Thái Lan hay sắp tới là Công Phượng và Văn Hậu của Việt Nam là những điển hình.

Nhìn chung, bóng đá Đông Nam Á đang dần thoát khỏi định kiến "vùng trũng của bóng đá thế giới". Bằng chứng rõ ràng nhất là thứ hạng FIFA ghi nhận sự vươn lên mạnh mẽ của một số đại diện.

Bảng xếp hạng FIFA công bố ngày 3/6/2009, Thái Lan dẫn đầu Đông Nam Á với vị trí thứ 116. Sau đúng một thập kỷ, họ giữ nguyên vị trí. 10 năm trôi qua, những chiếc cúp AFF không khiến "Voi chiến" cải thiện thành tích trên bảng xếp hạng chung.

Tương tự là Malaysia, họ giữ nguyên thứ hạng thứ 159 trong thập kỷ qua. Những thành tích trên đấu trường quốc tế với đất nước này là tương đối ổn định và không có quá nhiều điểm nhấn.

Neil Etheridge đang chơi bóng tại Anh và là cầu thủ đắt giá nhất Philippines
Neil Etheridge đang chơi bóng tại Anh và là cầu thủ đắt giá nhất Philippines 

Trong khi đó, Việt Nam cho thấy bước tiến mạnh mẽ. "Rồng vàng" đứng thứ 135 hồi 2009. 10 năm sau, thầy trò HLV Park Hang-seo dẫn đầu Đông Nam Á. Mục tiêu lọt tới Top 100 của nhà cầm quân người Hàn Quốc không cần tới 2 năm để hoàn thành như kế hoạch ban đầu. Tháng 6/2019, Việt Nam xếp thứ 96 thế giới - vị trí cao nhất trong 20 năm qua.

Một số thành tích có thể kể đến là chức vô địch AFF Cup 2018, Top 8 Asian Cup 2019, Top 4 ASIAD 2018 hay HCB giải U23 châu Á 2018. Chúng tạo nên hiệu ứng tích cực và thay đổi đáng kể về cách nhìn của các đối thủ đối với Việt Nam.

Philippines cũng có một câu chuyện thành công trong thập kỷ qua. Người Azkals đẩy mạnh sự phát triển bằng cách gọi về một số cầu thủ gốc Philippines đang sinh sống ở châu Âu. Stephan Schrock, James Younghusband, Phil Younghusband hay mới đây là Neil Etheridge đã giúp Philippines tăng vọt trong bảng xếp hạng FIFA. Họ tăng 34 bậc, từ 160 lên 126 thế giới sau 10 năm.

Với một số nước khác, bóng đá cũng dần trở nên quan trọng và có hướng đi đúng đắn. Myanmar và Campuchia đang dần thăng tiến trên bảng xếp hạng thế giới. Myanmar hiện được xếp hạng 138, tăng từ 155. Campuchia tăng 10 bậc, lên thứ 169.

Tuy nhiên, không phải tất cả quốc gia đã có một sự tiến triển tích cực. Sự gia tăng các thành viên FIFA cùng với một số vấn đề trong nước đã cản trở sự phát triển của một số quốc gia Đông Nam Á.

Indonesia và Singapore dường như giảm sút khá nhiều trong mười năm qua. Cả hai đội đều nằm trong Top 150 thế giới vào năm 2009 (Singapore đứng thứ 134, Indonesia kém 4 bậc). Tại bảng xếp hạng mới công bố, họ đều rơi khỏi Top 150, lần lượt đứng thứ 160 và 162.

Timor-Leste và Brunei cũng đi xuống sau 10 năm. Trong khi Brunei đã tụt 10 bậc, xuống thứ 193 từ 183, Timor-Leste đã giảm hai bậc xuống vị trí 200.

Theo zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.