Việt Nam là thành viên tích cực của Liên Hiệp Quốc

Việt Nam là thành viên tích cực của Liên Hiệp Quốc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 68 tại Hoa Kỳ, từ ngày 26 - 27/9/2013.

Toàn cảnh phiên bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ
Toàn cảnh phiên bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ
 

Đây là một hoạt động đối ngoại quan trọng nhằm triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ; tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và LHQ nói chung, với các cơ quan chuyên môn của LHQ nói riêng.

Đại hội đồng LHQ khóa 68 là dịp kiểm điểm giữa kỳ việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và khởi động tiến trình xây dựng Chương trình nghị sự Phát triển của LHQ sau năm 2015 và xây dựng các Mục tiêu Phát triển Bền vững với chủ đề được đề xuất là “Đặt nền tảng xây dựng Chương trình nghị sự Phát triển sau năm 2015.”

Các vấn đề dự kiến sẽ được thảo luận tại khóa họp năm nay gồm: Thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và bất ổn, trong đó có tình hình Syria, vấn đề Palestine, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và Iran; thảo luận về các biện pháp thúc đẩy quyền con người, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững; việc thực hiện MDG và tiến trình xây dựng chương trình nghị sự Phát triển của Liên hợp quốc sau năm 2015, xây dựng các Mục tiêu Phát triển bền vững; cải tổ, phát huy vai trò của LHQ trong việc đối phó các thách thức toàn cầu.

Việt Nam chính thức gia nhập LHQ ngày 20/9/1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với LHQ ngày càng phát triển. Ngay sau khi tham gia, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên LHQ để Đại hội đồng LHQ khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh.

Sự hợp tác giữa Việt Nam và LHQ là một ví dụ điển hình về hợp tác phát triển giữa các nước thành viên LHQ cũng như về vai trò của tổ chức này trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo.

Tổng số tiền viện trợ của LHQ dành cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua đạt hơn 2 tỷ USD, đã có ý nghĩa hết sức to lớn vì LHQ tập trung hỗ trợ nhiều lĩnh vực thiết yếu về phát triển kinh tế, xây dựng thể chế, pháp luật, giải quyết nhiều vấn đề xã hội cấp bách.

Ngày nay, khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, quan hệ Việt Nam và LHQ tiếp tục có những bước phát triển tích cực. Vào tháng 1/2013, Ngôi nhà Xanh Một LHQ đã được khởi công xây dựng, đánh dấu sự triển khai toàn diện Sáng kiến Thống nhất Hành động của LHQ tại Việt Nam, thể hiện cam kết mạnh mẽ và đóng góp của Việt Nam vào nỗ lực chung cải tổ hệ thống phát triển LHQ ở cấp độ quốc gia. Gần đây, tháng 5/2013, Giám đốc Điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Phó Chủ tịch Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đã thăm Việt Nam.

Tại Phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng LHQ khóa 68 ngày 27/9 tới tại New York (Hoa Kỳ), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự và có bài phát biểu chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin chiến lược góp phần củng cố hòa bình, giải quyết các xung đột trên thế giới; thể hiện Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực và hiệu quả vào công việc chung của Liên hợp quốc.

Nhân dịp dự họp Đại hội đồng LHQ tại New York, các hoạt động tiếp xúcsong phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề Phiên thảo luận cấp cao là cơ hội để tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước, đưa các mối quan hệ song phương đi vào chiều sâu và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với tiến trình phát triển, hội nhập của Việt Nam.

Theo TTXVN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.