Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 là 214.405 người.
Có thêm 27.843 người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong ngày 02/7/2021 tại 21 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng như sau:
1- Hà Nội: 3.518
2- Hà Nam: 12
3- Hải Dương: 36
4- Hưng Yên: 71
5- Quảng Ninh: 419
6- Nghệ An: 101
7- Lạng Sơn: 36
8- Hà Giang: 546
9- Cao Bằng: 215
10- Quảng Trị: 1.312
11- Thừa Thiên Huế: 88
12- Quảng Nam: 3.915
13- Ninh Thuận: 36
14- TP Hồ Chí Minh: 1.764
15- Đồng Nai: 697
16- Tiền Giang: 849
17- Lâm Đồng: 868
18- Tây Ninh: 1.727
19- Cần Thơ: 7.382
20- Bình Dương: 97
21- Bình Phước: 96
22- BV/Viện/Trường: 2.291
23- BỘ Quốc phòng: 1.767
Thông tin trên báo chí, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng I cho biết, người dân được tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì nên tiêm càng sớm càng tốt, đừng kén chọn vắc xin hay lo ngại, trì hoãn tiêm.
Người có bệnh nền (như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, bệnh tim mạch đang đặt stent, viêm gan B-C, thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình, thiếu G6PD) nếu đã điều trị ổn định càng nên tiêm để tránh biến chứng nặng do Covid-19.
“Quan trọng nhất là không để bệnh tấn công vào đối tượng nguy cơ, thậm chí phải ưu tiên tiêm vắc xin cho đối tượng này để giảm tải bệnh nặng”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng Covid-19 giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, không một loại vắc xin nào có hiệu quả phòng bệnh 100%, Covid-19 vắc xin AstraZeneca cũng tương tự.
Có thể có trường hợp bị nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc xin là do vắc xin chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch hoặc một số ít còn lại đã tiêm nhưng vẫn mắc bệnh.
Mặc dù vậy, các triệu chứng thường nhẹ và tỷ lệ nằm viện hoặc biến chứng nặng là không xảy ra.